Tuy Phước: Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế- xã hội.

Thứ tư - 20/04/2016 00:00 293 0
Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện luôn đặt ra mục tiêu phải phát huy tốt nội lực, đồng thời tranh thủ khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài (nguồn lực cấp trên, thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn tỉnh, nguồn vốn doanh nghiệp và các nguồn lực khác của xã hội...) để đầu tư các cơ sở hạ tầng trong tất cả các lĩnh vực nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

Cụm Công nghiệp Phước An đi vào hoạt động từ năm 2004 với diện tích 49,7 ha, tính đến hết quý I/2016, đã có 19 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động với nhiều ngành nghề khác nhau như:chế biến gỗ, nông sản, đá granite, nhựa, kinh doanh kho bãi…  Giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giảm hẳn tình trạng ly hương, đời sống người dân được cải thiện rõ nét,  phục vụ đắc lực thúc đẩy kinh tế huyện phát triển, là đòn bẩy để chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và dịch vụ. Đến nay không chỉ đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện còn chú trọng đến công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường bằng việc xây dựng hệ thống thu gom rác thải, trạm xử lý nước thải tại Cụm Công nghiệp. Bên cạnh đó, huyện còn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các làng nghề truyền thống như: Chiếu cói – Phước Thắng, Bánh tráng Kim Tây – Phước Hòa, đan rọ - Phước Quang, nem chả chợ huyện… với tổng giá trị sản xuất hàng năm trên 150.000 triệu đồng. Các làng nghề truyền thống này mỗi năm đã giải quyết hơn 1.000 lao động nông nhàn tại địa phương.

Toàn huyện có trên 1.000 ha nuôi trồng thủy sản nằm ven đầm Thị Nại và phía trong đê khu Đông bảo đảm cho điều kiện đầu tư phát triển nuôi trồng thủy, hải sản. Đặc biệt, rừng ngập mặn Cồn Chim là nơi có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nơi đây có  nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú, với các loài thủy đặc sản có giá trị cao: tôm, cua, cá mú, cá hồng, cá dìa, …, có quần thể rừng ngập mặn, trên tán cây rừng ngập mặn là nơi trú ngụ của quần thể các loài chim, cò đặc hữu và các loài chim di trú theo mùa... Trong định hướng phát triển của tỉnh, tỉnh đang có kế hoạch đầu tư dài hạn nhằm đưa đầm Thị Nại là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước.

   Không những có nhiều tiềm năng về kinh tế, Tuy Phước còn đang sở hữu một hệ thống các di sản văn hóa đa dạng và phong phú, với 04 di tích được xếp hạng Quốc gia là: Tháp Bánh Ít, Tháp Bình Lâm, Mộ Đào Tấn, di tích lịch sử vụ thảm sát Nho Lâm( Phước Hưng); 12 di tích được xếp hạng cấp tỉnh gồm có: Đình làng Vinh Thạnh, Đình Văn Chỉ, kiến trúc Chùa Bà, Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu,... Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu: Lễ hội Chợ Gò, Lễ hội Đô thị Nước mặn, Hội đua thuyền truyền thống Gò Bồi, Lễ hội cầu ngư, tuồng, bài chòi, võ cổ truyền,…Ngoài ra còn có nhiều đặc sản về ẩm thực nổi tiếng như: Nem chả Chợ Huyện, Bánh ít lá gai,… Đây là điều kiện rất tốt để khai thác du lịch, phát triển kinh tế.

Nhờ khai thác tốt những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nền kinh tế huyện quý I/2016 có nhiều khởi sắc: Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 541.723 triệu đồng, đạt 28,17% KH năm, tăng 2,25% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước tính là 900.392 triệu đồng, đạt 25,01% KH năm và tăng 9,69 % so cùng kỳ; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên thị trường ước đạt 332.922 triệu đồng, đạt 26,08% KH năm và tăng 11,04% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4.145 nghìn USD, tăng 6,94% so cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 458 nghìn USD, tăng 22,79% so cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện ước đạt 73.713 triệu đồng, đạt 50,89% KH tỉnh, đạt 36,04% KH huyện, tăng 74,03% so cùng kỳ. Các lĩnh vực xã hội cũng có nhiều tiến bộ, lĩnh vực an ninh quốc phòng được giữ vững, an toàn xã hội được đảm bảo ổn định.

Về định hướng phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian đến, huyện Tuy Phước xác định: Tiếp tụckhai thác mọi tiềm năng, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nội lực để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp. Tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới; phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả bền vững. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng phúc lợi xã hội và an sinh xã hội. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tác giả bài viết: Duy Quốc

  Ý kiến bạn đọc

320/BC-UBND

Về việc kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:27

132/KH-UBND

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 27/5/2024 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 15 | lượt tải:8

133/KH-UBND

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 108-KH/HU ngày 18/3/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phước về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:6

134/KH-UBND

Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 - 2025

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:10

318/BC-UBND

Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 26 | lượt tải:16
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay10,013
  • Tháng hiện tại174,629
  • Tổng lượt truy cập7,301,918
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây