Về kết quả phòng chống thiên tai năm 2018, Trước tình hình thời tiết, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp nên ngay từ đầu năm Thường trực Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã chủ động, chỉ đạo sát sao, kịp thời và quyết liệt công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai của huyện, xã, thị trấn, sự tham gia phối hợp có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, với quyết tâm chỉ đạo tích cực và chủ động theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng’’ trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của các cấp ủy và chính quyền địa phương đã góp phần làm giảm thiểu thiệt hại thiên tai, tổ chức phòng, tránh kịp thời, an toàn và khắc phục hậu quả tác động của thiên tai trong thời gian ngắn nhất. Ngay trước mùa mưa bão, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị xây dựng các phương án phòng chống thiên tai, thông qua các phương án đã nâng cao sự chủ động trong công tác phòng chống thiên tai tại địa phương cũng như chuẩn bị cho các điều kiện để sơ tán, di dời dân đến nơi an toàn khi xảy ra lụt, bão.
Trong năm 2018, huyện chịuảnh hưởng của cơn bão số số9nên từ tối ngày 25/11 đến sáng ngày 26/11/2018 trên địa bàn huyện có mưa to, có nơi mưa rất to,lượng mưa đo được từ các trạm đo mưa từ 60-100mm. Đồng thời chịu ảnh hưởng của 02 đợt mưa lũ liên tiếp đã gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, trong đó: Đợt 1 (từ ngày 25/11/2018 - 9/12/2018): Làm cho diện tích lúa mới gieo sạ vụ Đông Xuân 2018-2019 của 02 xã Phước Thành và Phước An bị ngập hư: 360 ha. Còn lại diện tích của các địa phương khác mới gieo sạ từ ngày 8 đến ngày 9/12/2018 bị ngập 340,0 ha. Đồng thời, diện tích người dân đã ngâm ủ giống theo lịch gieo sạ từ ngày 10/12 do nước lũ rút chậm không thể gieo sạ là: 2.400 ha. Đợt 2 (từ ngày 28/12/2018 - 01/01/2019): Làm cho diện tích lúa mới gieo sạ vụ Đông Xuân 2018 – 2019 bị ngập: 4.489 ha, trong đódiện tíchhư mất giống phải gieo sạ lại là: 2.678,4 ha. Mưa lũ làm sạt lở, hư hỏng một số công trình thủy lợi trên địa bàn huyện.
Thảo luận tại hội nghị nhiều ý kiến của các cơ quan đơn vị, các xã thị trấn phát biểu tại hội nghị đã nêu chi tiết những ưu điểm, thuận lợi, khó khăn vướng mắc, những tồn tại, hạn chế và các đề xuất của các địa phương, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ trong năm 2019 được tốt hơn.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Kỳ Quang- Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Phòng cháy chữa cháy rừng năm 2019 được đặt ra hết sức nặng nề do thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến hết sức khó lường. Trong tình hình đó, Phó Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các ngành, các địa phương cần chủ động triển khai thực hiện tốt các phương án, kế hoạch đã đề ra, trong đó lấy công tác phòng là chính. Tập trung rà soát lại các nhiệm vụ đã phân công, kiện toàn lại Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ban chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng ở huyện, và các xã, thị trấn. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để có phương án chủ động ứng phó; Rà soát, nắm chắc các hộ có nguy cơ ngập úng; làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng chống thiên tai, phòng chống cháy rừng cho các tầng lớp nhân dân dưới nhiều hình thức và đồng bộ hơn. Thường xuyên tuần tra, kiểm tra kịp thời phát hiện lửa rừng, đặc biệt chú ý những vùng nguy cơ cháy rừng cao; kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng chấp hành nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng, chủ động các thiết bị, phương tiện, dụng cụ để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra cháy rừng. Chỉ đạo, kiểm tra khu vực nơi có nhà dân sống gần rừng; tổ chức thu gom vật liệu cháy để đốt trước nhằm giảm nguy cơ cháy rừng trong mùa khô; vận động các hộ gia đình sống gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng,.../.
Tác giả bài viết: Duy Quốc
Ý kiến bạn đọc