Hiện nay, xã Phước Thắng là địa bàn có tỷ lệ trẻ em hoàn cảnh đặc biệt cao nhất huyện (1,5%). Vì vậy, xã Phước Thắng được chọn triển khai thí điểm thực hiện mô hình với tổng kinh phí thực hiện là 35 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của Sở Lao động – TB&XH. Các hoạt động triển khai Mô hình gồm truyền thông, giáo dục, vận động xã hội như tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật, chính sách hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; nâng cao nhận thức về tác hại và hậu quả của các hành vi xâm hại,bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đối với trẻ em; cung cấp thông tin, giáo dục kiến thức cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại, bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đối với trẻ em; giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em nhằm giúp các em có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình, bảo vệ bạn bè trước các hành vi xâm hại, bạo lực, bóc lột;tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác trẻ em cấp xã, thôn; hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,…
Đây là năm thứ 2 tỉnh hỗ trợ triển khai Mô hình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tính đến nay, trên địa bàn huyện đã có 02 địa phương xây dựng Mô hình (xã Phước Thành và xã Phước Thắng). Mô hình được triển khai, xã Phước Thắng phấn đấu đạt những mục tiêu như có ít nhất 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển;giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại;90% trẻ em có nguy cơ cao bị xâm hại, trẻ em bị xâm hại có kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quản lý, theo dõi./.
Tác giả bài viết: Thanh Trúc- Phòng Lao động- TB&XH huyện
Ý kiến bạn đọc