Tại đây, người người đến với Lễ hội Chợ Gò đầu năm, không chỉ du xuân mà còn mua lộc về nhà; đặc biệt, phiên chợ bán những trái cau, lá trầu,… được xem như món lộc đầu năm để cầu một năm mới được an lành, gia đình thuận hòa, phát tài phát lộc duyên may, phước lành.
Bà Nguyễn Thị Hương, thôn Liêm Thuận, xã Phước Thuận có thâm niên hơn 50 năm bán trầu cau tại Lễ hội Chợ Gò cho biết: “Bán trầu cau là lấy lộc đầu năm, rau muống là muốn gì được nấy, đu đủ là đầy đủ cả năm, còn bán muối với ước mong đầu năm mua muối, cuối năm mua vàng”.
Ngoài các hoạt động bán buôn, phiên chợ còn có nhiều chương trình khác,từ đó cũng thu hút được nhiều du khách hơn; mộtdu khách đến từ Tp. Đà Nẵng, chị Phạm Thị Hồng (38 tuổi, du khách đến từ Tp. Đà Nẵng) cho biết: “Tôi đã nhiều lần đến Bình Định; tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tôi đến Lễ hội Chợ Gò, tôi thấy lễ hội có nét văn hóa dân gian rất đặc biệt, những hàng hóa vô cùng tươi ngon, rất thích mắt,…”.
Tiết mục chào xuân tại Lễ hội
Lễ hội Chợ Gò năm nay được tổ chức mang đậm nét văn hóa dân tộc truyền thống;ngoài mua lộc đầu năm, người dân và du khách còn được xem, thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật tổng hợp “Chào xuân mới” với các tiết mục biểu diễn như: Trống hội, múa lân, hát dân ca, hát tuồng và liên hoan hội đánh bài chòi dân gian lần thứ 5,….
Lễ hội tuy chỉ diễn ra trong 2 ngày đầu năm (mùng 1 và mùng 2 Tết), nhưng nó mang lại nhiều ý nghĩa, đậm đà giá trị bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc luôn gắn chặt vào tiềm thức của mỗi người đang sống trên vùng đất võ và tất cả người con Tuy Phước,… và nơi ấy có phiên chợ quê ngày Tết độc đáo, thân thiện và đầy mến khách./.
Tác giả bài viết: Xuân Vinh- Trung tâm VH -TT -TT huyện
Ý kiến bạn đọc