Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn huyện từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng nâng cao giá trị gia tăng; bước đầu hình thành các vùng liên kết sản xuất lúa giốngvà tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị,chăn nuôi gia trại, nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 1.965,4 tỷ đồng vào cuối năm 2017, tăng 48,6% so năm 2008. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.658,6 tỷ đồng, tăng 40,3%; lâm nghiệp đạt 38,2 tỷ đồng, tăng 26,2%; thủy sản đạt 268,6 tỷ đồng, tăng 143% so năm 2008. Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 18.460,4 ha, giảm 1.700,1 ha so năm 2008. Trong đó, cây lúa 14.785,6 ha, giảm 1.117,4 ha, cây ngô 378,4 ha, giảm 13 ha, cây lạc 311,6 ha, giảm 4,1 ha. Đến nay, đã chuyển đổi toàn bộ diện tích sản xuất 3 vụ lúa bấp bênh sang 02 vụ lúa/năm, liên kết sản xuất giống hơn 1.000 ha; ứng dụng các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất diện rộng, gắn với thị trường tiêu thụ góp phần tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.
Ngoài ra, triển khai xây dựng thành công 02 cánh đồng lớn sản xuất và bao tiêu sản phẩm tại Phước Hưng và Phước Sơn, với quy mô 100 ha/HTX/2vụ/năm theo Quyết định phê duyệt của UBND Tỉnh. Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn 2.400 ha/ 26 cánh đồng/ 2 vụ (13 xã, thị trấn). Về chăn nuôi, từ năm 2008 đến nay có bước chuyển mạnh mẽ từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang hướng phát triển chăn nuôi gia trại gắn với thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh; đẩy mạnh chương trình lai cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn heo; đẩy mạnh phát triển đàn bò thịt chất lượng cao. Tổng diện tích đất lâm nghiệp 3.582,7 ha, trong đó, 2.848,8 ha rừng sản xuất, 733,9 ha rừng phòng hộ. Bình quân mỗi năm trồng mới và khai thác trên 100 ha rừng, nângtỷ lệ độ che phủ rừng năm 2017 đạt 11,5%, tăng 8 % so năm 2008.
Về thủy sản, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 6.419,8 tấn, tăng 2.925,8 tấn so năm 2008.Đã xây dựng 02 vùng nuôi tôm an toàn sinh học là vùng Đông Điền xã Phước Thắng 23,5 ha và Vinh Quang 2 xã Phước Sơn 19,5 ha; đồng thời hướng dẫn ngư dân thực hiện phương thức nuôi theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế; sản xuất đúng lịch thời vụ, áp dụng mô hình nuôi xen, đa canh sản phẩm ngư nghiệp; cải tạo, nâng cấp vùng nuôi tôm an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường;Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn luôn được chú trọng. Đến nay, đã hình thành và phát triển 01 cụm công nghiệp với diện tích 49,5 ha; tiếp tục khảo sát triển khai quy hoạch 02 cụm công nghiệp tại thôn Quy Hội xã Phước An và Bình An xã Phước Thành. Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Phước An ước tính 72,67 tỷ đồng, thu hút 21 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vào sản xuất, thu hút trên 1.831 lao động.
Huyện đã hình thành nhiều làng nghề: Chiếu cói, bánh tráng Kim Tây, làng hoa Bình Lâm….; Có 1.212 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho trên 3.586 lao động. Đặc biệt năm 2017, sản phẩm Nem chả Chợ Huyện được công nhận nhãn hiệu chứng nhận tập thể, đồng thời được bình chọn là sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu Quốc gia. Thương mại, dịch vụ không ngừng phát triển. Toàn huyện hiện có 8.230 cơ sở kinh doanh dịch vụ, trên 9.035 lao động.Các hoạt động khuyến công, khuyến nông ngày càng được tăng cườngkhuyến khích nhân dân đầu tư cơ giới hóa cáckhâutrong quy trình sản xuất.
Về giao thông nông thônđáp ứng yêu cầu cấp thiết của người dân, nhiều địa phương đã huy động các nguồn lực với tổng nguồn vốn đầu tư trên 722tỷ đồngvới các hệ thống công trình thủy lợi đê, kè, hồ, đập, kênh mương, trạm bơm kiên cố; quản lý hệ thống tưới, tiêu, điều tiết nước hợp lý bảo đảm nước tưới cho cây trồng và chống ngọt hóa đầm Thị Nại; hệ thống điện nông thôn được thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, thực hiện thắp sáng điện đường nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội và giữ vững tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Đã đầu tư xây dựng mới 7 chợ (Chợ Bồ Đề, Chợ Diêu Trì, Chợ Phước Sơn, chợ Gò Thị, chợ Đình Vinh Quang, chợ Định Thiện Tây, Chợ Phước Nghĩa) các chợ đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân ở địa phương và trong vùng. Nhà văn hóa thôn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Có 85/88 thôn/11 xã nâng cấp, xây dựng mới nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định đảm bảo điều kiện sinh hoạt của nhân dân.
Qua 7 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về “xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020“, phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thônmới phát triển sâu rộng, kinh tế nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường đầu tư đồng bộ, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, nâng cao. Kết quả thực hiện đến năm 2017,toàn huyện có 6/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, theo kế hoạch 4 xã gồm Phước Hòa, Phước Hiệp, Phước Quang, Phước Thuận sẽ về đích nông thôn mới trong năm 2018, 01 xã Phước Thắng sẽ về đích nông thôn mới trong năm 2019 và huyện Tuy Phước sẽ đạt tiêu chí huyện nông thôn mới năm 2020./.
Tác giả bài viết: Tấn Hùng- Đài Truyền thanh huyện
Ý kiến bạn đọc