Tại buổi làm việc, với tinh thần tích cực, khẩn trương Hội thảo đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý để Đề án đi vào triển khai đạt được hiệu quả cao như: Công tác tuyên truyền, vận động cần tích cực, sinh động thu hút sự chú ý đông đảo của thanh niên và bà con Nhân dân quan tâm dưới các hình thức như: video ngắn, infographic, đại sứ thương hiệu…; cần có các chính sách giảm, miễn chi phí cho người dân khi tham gia giải quyết các thủ tục hành chính trên nền tảng điện tử qua cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh từ đó dần thay đổi hành vi, thói quen sợ rủi ro của người dân; xây dựng mô hình “Tuần lễ cao điểm” hoặc “Tháng cao điểm” để các tổ chức đoàn trên cả tỉnh rầm rộ ra quân tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng đảm bảo đạt các chỉ tiêu đề ra trong nhiệm kỳ; tổ chức tập huấn, đánh giá chất lượng và có cơ chế hỗ trợ tài chính cho đội ngũ tình nguyện viên tham gia tuyên truyền, hướng dẫn đảm bảo mỗi đoàn viên thanh niên phải là người am hiểu và giải đáp các thắc mắc về quy trình giải quyết các thủ tục hành chính trên dịch vụ công trực tuyến; xây dựng một thế hệ “Công dân số” ngay trong các trường học để học sinh, sinh viên được tiếp cận các thông tin liên quan đến dịch vụ công trực tuyến; có cơ chế phối hợp giữa các tổ chức Đoàn với các cơ quan, đơn vị, địa phương để các hoạt động tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công mới được đồng bộ, liên tục, hiệu quả; mở rộng các hình thức tiếp cận của người dân đối với dịch vụ công trực tuyến để đảm bảo yếu tố tiếp cận mọi lúc, mọi nơi như thành lập đường dây nóng, tin nhắn trực tuyến tư vấn TTHC;…
Tại Hội thảo, đồng chí Lê Ngọc An – Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại diện, đồng chí khẳng định: “Nếu Đề án được triển khai thực hiện hiệu quả, thành công, chúng ta có quyền kỳ vọng một sự thay đổi căn bản, chuyển biến toàn diện trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, sau đó đến hành vi, dần hình thành một thói quen lâu dài, bền vững của người dân, doanh nghiệp đối với việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến để thực hiện TTHC nói riêng và sử dụng phương tiện công nghệ hiện đại để tương tác, giao tiếp với các cơ quan chính quyền nói chung”.
Đồng chí Hà Duy Trung – Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định chia sẻ: Nếu đề án được triển khai có hiệu quả “Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tuổi trẻ Bình Định có cơ hội khẳng định vị trí, vai trò trong việc tham gia phổ biến, thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để thực hiện TTHC”.
Được biết, để Tuy Phước có tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính đảm bảo. Do đó, công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con Nhân dân biết ý nghĩa cũng như những tiện ích của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong thời gian tới cần được triển khai mạnh mẽ để góp phần chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số. Hoạt động góp phần khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức đoàn trong tham gia xây dựng chính quyền, góp phần phát triển kinh tế huyện nhà và thúc đẩy việc áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Bảy- Huyện đoàn
Ý kiến bạn đọc