Qua 6 tháng đầu năm, hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuy Phước trong năm 2017, đã triển khai cho vay 09 chương trình tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng dư nợ là 265.476 triệu đồng (trđ). Đã giải ngân cho 347 lượt hộ nghèo, 157 lượt hộ cận nghèo, 171 lượt hộ mới thoát nghèo, 93 lượt hộ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm với số tiền 28.279 trđ. Chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thông qua hộ gia đình: đã giải ngân cho 289 sinh viên/ 221 hộ gia đình vay với số tiền 3.464 trđ để trang trải các chi phí cần thiết cho các sinh viên học tập. Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: giải ngân cho 650 hộ, vay vốn với số tiền 6.713 trđ, để xây dựng 470 công trình nước sạch và 576 công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn, cải thiện môi trường.
Công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng. Trong đó: NHCSXH huyện đã thực hiện kiểm tra, giám sát được 78 lượt xã, 234 lượt tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), 3.897 lượt hộ vay; các tổ chức CT - XH cấp huyện kiểm tra, giám sát được 32 lượt xã, 61 lượt tổ TK&VV; các tổ chức CT - XH cấp xã kiểm tra, giám sát 41 lượt tổ TK&VV và 204 lượt hộ vay. Qua kiểm tra, đối chiếu nợ đã phát hiện một số trường hợp hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích, tổ trưởng tổ TK&VV thu lãi chưa nộp vào Ngân hàng đúng quy định và đã xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, chênh lệch tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm giữa hộ vay vốn và NHCSXH, đôn đốc hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng quy định, đồng thời đôn đốc các tổ TK&VV thực hiện đúng nội dung Hợp đồng ủy nhiệm đã ký với Ngân hàng.
Về nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017, đồng chí Trần Hữu Tường- Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT NGCSXH huyện yêu cầu các cấp, các ngành cần bám sát chương trình, kế hoạch năm 2017 để tổ chức, triển khai theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó lưu ý các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác từ huyện đến xã, phối hợp tốt với NHCSXH huyện để quản lý chặc chẽ vốn tín dụng chính sách, cần tập trung xử lý nợ quá hạn đạt chỉ tiêu huyện giao, tăng cường kiểm tra, giám sát, củng cố kiện toàn nhất là các Tổ TK&VV có nợ quá hạn >2%, tổ TK&VV xếp loại trung bình, yếu kém. UBND cấp xã thực hiện phân bổ các chỉ tiêu tín dụng trên cơ sở nhu cầu, điều kiện từng thôn. Phối hợp với các cấp Hội, đoàn thể làm ủy thác cấp xã bình xét cho vay đúng đối tượng. Nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tốt nợ đến hạn, quá hạn, nợ đi khỏi địa phương và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiện và vay vốn.
Tác giả bài viết: Duy Quốc
Ý kiến bạn đọc