Trước đó, bằng việc đánh giá khắc khe thông qua quy trình lấy mẫu đất, nước để phân tích, đánh giá và thực hiện mô hình ở 14,67 ha ở thôn Tri Thiện xã Phước Quang trên vụ Thu 2012 và vụ Đông Xuân 2012- 2013. Bà con đã học tập được cách làm lúa sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP, sau khi thu hoạch không còn hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật có hại không vượt quá lượng cho phép. Bằng việc hạn chế thấp nhất sử dụng thuốc. Bỡi khi dư lượng thuốc tồn tại trong đất, trong nguồn nước, trên cây lúa quá mức cho phép sẽ đe dọa nghiêm trọng môi trường sinh thái làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.
Để mọi người thấy được mối nguy hại của việc lạm dụng thuốc, phân bón trong sản xuất nông nghiệp. Với việc tổ chức nhiều buổi tập huấn như: Tập huấn canh tác lúa theo quy trình VIETGAP; tập huấn đánh giá nội bộ, kiểm tra nội bộ VIETGAP; tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý dịch hại tổng hợp IPM; sử dụng an toàn hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật,… nhằm giúp cho bà con nông dân thấy được những thói quen trước đây như: vứt bỏ bao bì thuốc xuống kênh mương, trên bờ ruộng hay việc rửa bình bơm thuốc ở sông,… gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Dự án “Cạnh tranh nông nghiệp” đã cấp phát cho bà con nông dân quần áo bảo hộ phun thuốc và mặt nạ chống độc để đảm bảo an toàn cho bà con nông dân khi phun thuốc, hỗ trợ 15.000 kg phân lân hữu cơ sinh hóa đa vi lượng và 1.720 kg phân hữu cơ khoáng HVP 301 B để nông dân bón lót cho lúa, xây 4 hố rác xử lý thuốc bảo vệ thực vật, từ khâu pha thuốc đến súc rửa bình bơm, tạo nên quy trình khép kín nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
Trao giấy chứng nhận tham gia canh tác lúa bền vững VIETGAP cho bà con nông dân
Nếu như trước kia bà con nông dân sản xuất lúa chỉ chú trọng năng suất thì nay chất lượng được ưu tiên, bỡi chất lượng là điều kiện tiên quyết để canh tác cây lúa bền vững. Ông Lê Đình Hảo- 55 tuổi, một nông dân tham gia mô hình cho biết: “VIETGAP đã hướng dẫn cho bà con nông dân chúng tôi biết được các quy trình, thực hiện sản xuất cây lúa sạch và an toàn. Từ chỗ thay đổi các thói quen trước kia là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không cần thiết đến việc thấy được mối nguy hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn tại trong hạt gạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân và gia đình vì đa phần lúa sau khi thu hoạch chúng tôi vẫn giữ lại để ăn”.
Với việc thay đổi thói quen canh tác là một trong những vấn đề quan trọng và quyết định đến sự thành công của ngành nông nghiệp, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc triển khai thực hiện Dự án “Cạnh tranh nông nghiệp” ở thôn Tri Thiện, xã Phước Quang có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn về mức độ an toàn, sản xuất lúa mới bền vững, tạo ra hướng đi mới và đúng đắn trong sản xuất nông nghiệp.
Tác giả bài viết: Tố Uyên, Đài TT xã Phước Quang
Ý kiến bạn đọc