Theo đó, đối tượng được hỗ trợ tiền điện là những hộ nghèo đã được Chủ tịch UBND huyệnphê duyệt hằng năm theo tiêu chí thu nhập quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủvề việc ban hành chuẩn nghèotiếp cận đa chiềuáp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và hộ chính sách xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện (Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng không thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 KWh ở vùng có điện lưới hoặc hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật sống ở vùng chưa có điện lưới hoặc hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng chưa có điện lưới).
Giai đoạn 2016-2018, bình quân hằng năm có trên 20.000 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện, với tổng số tiền thực hiện gần 02 tỷ đồng/năm. Tính riêng quý I năm 2019, toàn huyện đã có 2.063 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điệntheo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số tiền thực hiện trên 325 triệu đồng. Đây là nguồn hỗ trợ rất ý nghĩa đối với hộ nghèo; thực tế phần lớn, hộ nghèo thuộc đối tượng không có khả năng lao động, kinh tế dựa vào nguồn thu từ nông nghiệp hoặc tiền trợ cấp, do vậy việc hỗ trợ tiền điện hàng tháng đã góp phần giảm chi phí cho hộ nghèo.
Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo là chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Do vậy, cần có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị trong việc thẩm định, rà soát, phê duyệt danh sách hộ nghèo theo đúng quy định. Chính quyền cơ sở cần thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, chi trả kinh phí hỗ trợ tiền điện đến các hộ nghèo đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng và chế độ để động viên hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống./.
Tác giả bài viết: Văn Quí- Phòng Lao động TB&XH
Ý kiến bạn đọc