Từ năm 2003 đến nay, dịch cúm gia cầm do vi rút cúm A(H5N1) đã xuất hiện trên hàng chục quốc gia và khu vực thuộc hầu khắp các châu lục với tốc độ lây lan rất nhanh. Trường hợp mắc cúm A (H5N1) đầu tiên xuất hiện vào ngày 26/ 12/ 2003 ở Việt Nam đến nay đã ghi nhận 3 đợt dịch với 119 người mắc, trong đó có 59 trường hợp tử vong, tỷ lệ tử vong rất cao, chiếm 50%.
Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang tiếp tục là mối đe dọa cho gia cầm cũng như sức khỏe con người. Qua buổi Hội thảo xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả trong phòng chống dịch, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, tạo ý thức chủ động trong phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm và cúm ở người; cũng như nâng cao năng lực tổ chức, chỉ đạo, điều hành trong công tác phòng chống dịch của các cấp, các ngành và nâng cao kỷ năng chuyên môn cho cán bộ y tế các tuyến đảm bảo ứng phó với mọi tình huống xảy ra của dịch cúm trên địa bàn.
Đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo, đồng chí Phạm Tích Hiếu – Phó Chủ tịch UBND huyện – kiêm Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch ở người huyện, yêu cầu các cơ quan, ban ngành, hội đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn cần tăng cường trách nhiệm và triển khai thực hiện có hiệu quả trong công tác phòng chống dịch, tùy theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định trong cơ chế phối hợp phòng chống dịch bệnh ở người. Giao trách nhiệm cho ngành y tế huyện- cơ quan chuyên môn, cần tích cực tham mưu các giải pháp nhằm ngăn chặn có hiệu quả dịch cúm, và công tác ứng phó kịp thời khi dịch cúm xảy ra.
Tác giả bài viết: Đào Duy Quốc
Ý kiến bạn đọc