Làng hoa Biểu Chánh, xã Phước Hưng trên đà phát triển hướng tới công nhận làng nghề

Thứ năm - 11/07/2024 16:33 67 0
Nằm ở vị trí cao, thoáng mát, với đất trồng giàu phù sa từ các bãi bồi ven sông Gò Chàm, làng mai Biểu Chánh thuộc phía Tây xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước đã trở thành một điểm sáng nổi bật với nghề trồng mai vàng.
Ông Nguyễn Công Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hưng chia sẻ, hỗ trợ các hội viên trong tổ hội nghề nghiệp về kỹ thuật chăm sóc cây mai
Ông Nguyễn Công Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hưng chia sẻ, hỗ trợ các hội viên trong tổ hội nghề nghiệp về kỹ thuật chăm sóc cây mai
Thôn Biểu Chánh hiện có tổng diện tích trồng mai trên 5 ha, với hơn 100.000 cây mai vàng các loại, mang lại doanh thu trung bình khoảng 500 triệu đồng mỗi hecta mỗi năm. Trước đây, người dân chủ yếu trồng bắp và đậu, nhưng từ năm 2017, dưới sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã Phước Hưng, bà con nông dân đã chuyển sang trồng mai vàng, đặt nền móng cho thương hiệu mai Biểu Chánh.

Ông Nguyễn Công Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hưng, chia sẻ: “năm 2017, Hội đã xây dựng Đề án phát triển nghề trồng hoa mai, vận động hội viên mạnh dạn chuyển đổi cây trồng. Theo đó, Tổ hội nghề nghiệp trồng mai Biểu Chánh ra đời đã kết nối và hỗ trợ người trồng mai, duy trì và nâng cao chất lượng chậu mai vàng. Thành viên của Tổ hội không chỉ là những người nông dân, mà còn là những nghệ nhân, với tiêu chí  “5 tự” và “5 cùng” hướng tới mục tiêu tạo ra những vườn mai đẹp và chất lượng, góp phần xây dựng thương hiệu mai Biểu Chánh. Hội đã xây dựng mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân hợp tác và phát triển. Trong ba năm 2018, 2020 và 2024, Hội đã hỗ trợ vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân cho 30 hộ trồng mai, với tổng nguồn vốn trên 1 tỷ đồng, giúp mở rộng diện tích và đầu tư phát triển mai bonsai có giá trị cao. Đồng thời, Hội cũng phối hợp với các đơn vị chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh và xử lý ra hoa, mở các lớp dạy nghề chăm sóc và tạo dáng cây cảnh. Ngoài ra, chợ Hoa Tết dọc theo Quốc lộ 1A đoạn qua xã Phước Hưng cũng đã được thành lập, tạo mặt bằng cho các hộ trồng mai buôn bán. Bên cạnh đó, sản phẩm mai vàng Biểu Chánh cũng được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử posmart, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ.
46
Đại diện Hội Nông dân xã Phước Hưng trao đổi với hội viên Phạm Minh Tuấn  các vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ hội nghề nghiệp
Ông Phạm Minh Tuấn, ở thôn Biểu Chánh là người bị khuyết một cách tay, để tìm cho mình một công việc phù hợp từ bên ngoài rất khó khăn. Tuy nhiên, từ khi tham gia vào tổ hội nghề nghiệp trồng mai, cùng với sự trợ giúp của gia đình và tổ hội, ông đã phát triển thành công trong việc trồng mai và gắn bó với nghề  trên 10 năm. Hiện nay,với diện tích trên 1500 m2, với hơn 2000 cây mai từ 3 năm tuổi trở lên, giúp gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định.

Được biết, thương hiệu mai vàng Biểu Chánh không chỉ dựa vào diện tích trồng lớn, mà còn nhờ sự nhạy bén nắm bắt thị trường. Nông dân Biểu Chánh đã sản xuất nhiều loại mai như: Hồng Diệp, Mai Xuân, Cúc Mai, Giảo, Mai Hương…, kết hợp với sự tạo dáng, đã làm nên những bức tranh nghệ thuật sống động và độc đáo. Hiện nay, làng mai Biểu Chánh có khoảng 100 hộ chuyên trồng mai với diên tích 5 ha. Bình quân mỗi năm xuất bán khoảng 6.000 cây mai, thu về khoảng 5 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ trải dài khắp ba miền đất nước, trong đó nhiều nhất là ở Đà Nẵng và các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Ông Lê Anh Duy, Chủ tịch xã Phước Hưng, cho biết: Nhằm phát huy hết những lợi thế và tiềm năng của làng mai Biểu Chánh, xã Phước Hưng đang xây dựng đề án  công nhận làng nghề trồng hoa Biểu Chánh. Định hướng mở rộng làng nghề trồng hoa Biểu Chánh lên 20 ha, chuyên trồng các loại hoa có giá trị cao. Để thực hiện định hướng đó, ngoài 5 ha trồng mai hiện có,  xã vận động bà con mở rộng diện tích trồng mai từ những vùng ruộng xung quanh khó nước, chân cao sản xuất kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng mai. Có thể thấy một làng nghề truyền thống đang trên đà phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều thành công cho người dân địa phương. Với những nỗ lực không ngừng, làng mai đã khẳng định vị thế của mình trên bản đồ nghệ thuật bonsai, là biểu tượng của sự đổi mới, sáng tạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện./.

Tác giả bài viết: Nguyệt Ánh - Trung tâm VH-TT-TT- huyện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

320/BC-UBND

Về việc kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 21 | lượt tải:20

132/KH-UBND

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 27/5/2024 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:6

133/KH-UBND

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 108-KH/HU ngày 18/3/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phước về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:5

134/KH-UBND

Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 - 2025

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:7

318/BC-UBND

Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 16 | lượt tải:10
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay3,057
  • Tháng hiện tại167,673
  • Tổng lượt truy cập7,294,962
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây