Hiệu quả từ mô hình canh tác lúa chịu ngập úng, nhiễm phèn, mặn ở huyện Tuy Phước.

Thứ tư - 17/08/2016 00:00 487 0
Nhằm giúp nông dân áp dụng quy trình canh tác lúa thuần trên đất nhiễm phèn mặn, sử dụng mật độ gieo sạ hợp lý để giảm chi phí đầu tư sản xuất, hạn chế sâu bệnh trên đồng ruộng, nâng cao năng suất hiệu quả cho bà con nông dân sản xuất lúa ở các xã ven đê trên địa bàn huyện Tuy Phước, trong vụ Hè Thu 2016, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Bình Định đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, Trạm khuyến nông huyện Tuy Phước và HTXNN 1 xã Phước Sơn thực hiện mô hình canh tác lúa chịu ngập úng, nhiễm phèn, mặn tại thôn Vinh Quang 1 của xã Phước Sơn.

Đây là mô hình thâm canh lúa trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa thích ứng úng ngập và nhiễm mặn cho cộng đồng, nhằm duy trì sản xuất lúa hiệu quả, hạn chế tình trạng hoang hóa đất trồng lúa trong điều kiện nhiễm mặn gia tăng vì nước biển xâm nhập sâu do tác động của biến đổi khí hậu ở vùng ven đê Đông tỉnh Bình Định” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Định chủ trì, với sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ Môi trường toàn cầu Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam.

Mô hình nàyđược xây dựng trên diện tích 25 ha, với sự tham gia của 173 hộ nông dân và gieo sạ giống lúa ĐV108 – có khả năng thích nghi với điều kiện chua phèn mặn, chịu ngập úng, cho năng suất khá cao. Mật độ gieo sạ 120 kg/ha, các công tác chăm sóc, như: làm cỏ, bón phân tưới nước, phòng trừ sâu bệnh,... theo qui trình thâm canh lúa đang áp dụng tại địa phương. Tuy nhiên, điểm nhấn về tiến bộ kỹ thuật mà mô hình thực hiện là áp dụng các biện pháp kỷ thuật canh tác hợp lý, xử lý vôi trước khi cày và bón phân cân đối giữa các lần với mật độ thích hợp, tưới nước thích hợp theo các thời kỳ sinh trưởng phát triển cây lúa; đặc biệt sử dụng bộ chế phẩm Hợp Trí, như: Hợp Trí Superhumix; Hợp Trí HK 7-5-44+TE; Hydrophos 100ml và Hợp Trí Casi …để tăng khả năng thích ứng úng ngập, phèn mặn và điều kiện bất lợi của thời tiết, hạn chế được ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ, giúp lúa ra rễ nhanh, nên cây lúa hấp thu dinh dưỡng khá dẫn đến sinh trưởng và phát triển tốt. Năng suất trung bình ước đạt được trong mô hình là 70,7 tạ/ha, cao hơn 5,3 tạ/ha so với ruộng đối chứng. Về hiệu quả kinh tế, giá thành sản xuất 1 kg lúa của ruộng mô hình, thấp hơn 505,7 đồng so với ruộng đối chứng; tuy nhiên lợi nhuận cao hơn 5 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.

Ông Hồ Thiện, Phó giám đốc HTXNN1 xã Phước Sơn, cho biết: địa bàn do HTX quản lý có diện tích sản xuất hơn 571 ha và trong đó có gần 100 ha diện tích nằm vùng trũng phèn mặn. Từ đầu năm 2015, triển khai mô hình ở tại thôn Vinh Quang 1 trên diện tích 5 ha, với sự tham gia của 44 hộ; đưa tiến bộ khoa học kỷ thuật vào trong đồng ruộng, như: xử lý đất; gieo sạ mật độ hợp lý; bón phân, chăm sóc đúng qui trình kỷ thuật ….. đã  giảm các chi phí, tăng năng suất và tăng thu nhập. Từ hiệu quả trên, nên đến nay mô hình đã được nhân rộng từ 5ha ban đầu lên đến 25ha. Qua đánh giá ban đầu cho thấy mô hình này rất hiệu quả và được bà con nông dân rất ủng hộ.

Theo ông Cao Văn Trung – Trưởng Trạm Khuyến nông huyện huyện Tuy Phước thì toàn huyện có hàng trăm ha ruộng nhiễm phèn mặn, tập trung tại các xã ven đê Đông. Thời gian qua bà con nông dân thường gieo sạ rất dày (trên 200 kg giống/ha) nhiều nhánh vô hiệu, tốn kém nhiều phân, thuốc BVTV do sâu bệnh nhiều. Mô hình trồng lúa trên ruộng nhiễm phèn, mặn đã làm cho các hộ tham gia và những hộ tham quan học tập cùng lãnh đạo địa phương rất phấn khởi, tin tưởng.

Có thể nói những kết quả đã đạt được trong  mô hình trên là cơ sở thực tiễn và là động lực để các hộ nông dân vùng đê Đông trên địa bàn huyện Tuy Phước ứng dụng nhân ra diện rộng trong những vụ sản xuất tiếp theo góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và trồng lúa bền vững trên những diện tích ruộng nhiễm phèn mặn tại địa phương trong thời gian tới.

Tác giả bài viết: Xuân Vinh

  Ý kiến bạn đọc

320/BC-UBND

Về việc kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:26

132/KH-UBND

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 27/5/2024 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 15 | lượt tải:7

133/KH-UBND

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 108-KH/HU ngày 18/3/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phước về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:5

134/KH-UBND

Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 - 2025

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:9

318/BC-UBND

Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 24 | lượt tải:14
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay7,069
  • Tháng hiện tại171,685
  • Tổng lượt truy cập7,298,974
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây