Theo ông Nguyễn Bay, Trưỏng phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Tuy Phước, thì năm 2011 toàn huyện đưa vào thả nuôi hơn 969/971 ha theo kế hoạch, trong đó nuôi thâm canh bán thâm canh (TC-BTC) vụ 1: 96 ha, trong đó gần 94 ha nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT), vụ 2: trên 86 ha nuôi tôm TCT, số diện tích còn lại nuôi theo phương thức quản canh cải tiến (QCCT) nuôi ghép với các đối tượng thuỷ sản khác, gồm tôm, cua, cá theo hình thức đánh tỉa thả bù. Đến nay, đã thu hoạch xong, năng suất đạt trên 965 kg/ha, tăng 184kg/ha, sản lượng tôm đạt 936 tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ, thuỷ sản khác (cua, cá) thu hoạch được 446 tấn, tăng 2,19% so năm 2010. Trên diện tích nuôi tôm TCT năng suất đạt từ 4 – 7 tấn/ha, nhiều hộ thu lợi nhuận cao; cá biệt như hộ ông Lâm Thanh Đệ, đưa vào thả nuôi tôm TCT diện tích 3,7 ha, sản lượng đạt 50 tấn sau khi trừ phí phí lãi ròng 1,5 tỉ đồng.
Thu hoạch tôm
Ông Nguyễn Hữu Hiền, cán bộ chuyên trách thuỷ sản thuộc phòng NN&PTNN huyện, năng suất, sản lượng tôm nuôi đều tăng, trong đó năng suất tôm TCT đạt khá. Bên cạnh, cơ sở hạ tầng nhà nướ đầu tư mạnh, nhất là đưa các tuyến kênh cấp nước ngọt vào sử dụng, công tác khuyến ngư được tăng cường, huyện cùng ngành chức năng xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường, qua đó giúp nâng cao trình độ nuôi tôm của người dân. Huyện cũng được Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh đầu tư mô hình nuôi tôm sú xen cá đối cầu, cá rô phi đơn tính trên diện tích 23,5 ha, kết quả lợi nhuận bình quân 1 ha trên 50 triệu đồng, từ đó người nuôi tôm áp dụng rộng rãi.
Tuy được mùa tôm, nhưng năm qua trong nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn một số hộ chủ quan, chưa chú trọng đến việc áp dụng kỹ thuật trong phòng bệnh tôm nên vẫn còn dịch bệnh thân đỏ đóm trắng xảy ra, tuy diện tích không lớn chỉ hơn 20 ha, nhưng so năm 2010 diện tích bệnh tôm tăng gấp đôi. Nguyên nhân các ao nuôi không có ao xử lý nguồn nước cấp bổ sung, tôm giống chưa qua kiểm dịch, việc đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ thuật quá hạn chế do thiếu vốn đầu tư.
Theo kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản năm 2012, huyện tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, phương thức nuôi thuỷ sản theo hướng phát triển, hiệu quả bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, diện tích đưa vào nuôi tôm 971 ha, phấn đấu đạt năng suất hơn 1 tấn/ha, sản lượng đạt 1.000 tấn. Trong đó, diện tích nuôi TC – BTC 100 ha, còn lại nuôi theo phương thức QCCT thân thiện với môi trường, thời vụ thả giống từ 1.3.2012. Để hạn chế dịch bệnh, huyện chỉ đạo và khuyến cáo đối với diện tích nuôi TC – BTC áp dụng kỹ thuật trải bạt nền, xử lý chất thải bằng biện pháp cơ học kết hợp với biện pháp sinh học; nuôi QCCT nuôi tôm ghép với cá chua, cá dìa, cá đối; không nuôi ghép tôm với cua do cùng lớp giáp xác, cạnh tranh thức ăn không gian sống, mầm bệnh lây lan và ăn lẫn nhau khi lột xác. Tuyệt đối tôm giống đưa vào nuôi thả phải qua kiểm dịch…
Ngoài ra, thường xuyên tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước về nuôi trồng thuỷ sản đến người nuôi tôm. Tổ chức thực hiện tốt Nghị định 31/2010/NĐ-CP, ngày 29.3.2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, tăng cường chống nạn xung điện xiếc máy, sử dụng kích điện đánh bắt thuỷ sản; xử lý đăng chắn, lưới đùng nuôi trồng thuỷ sản trái phép trên địa bàn 4 xã ven đầm Thị Nại (Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hoà và Phước Thắng).
Tác giả bài viết: Xuân Thức
Ý kiến bạn đọc