Tuy Phước: Chủ động khai thác triệt để mọi tiềm năng, thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững và hiệu quả.

Thứ hai - 09/07/2012 00:00 366 0
Trong những năm qua, do tác động của lạm phát tăng cao, bất ổn kinh tế vĩ mô; những hạn chế của hệ thống thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực nên nền kinh tế huyện cũng như tỉnh và nước đứng trước những khó khăn thách thức to lớn. Chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của trung ương, Chính phủ, tỉnh, UBND huyện đã kịp thời điều chỉnh công tác chỉ đạo, điều hành để nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới với quyết tâm giữ vững các chỉ tiêu đặt ra và phấn đấu quyết liệt để hoàn thành. Phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tập trung đầu tư, khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo được bước đột phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế-xã hội.

Huyện Tuy Phướccó diện tích đất nông nghiệp lớn lại nằm ở phía hạ lưu hai con sông lớn là sông Hà Thanh và sông Kôn, nên thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp, thủy sản. UBND huyện trong thời gian qua đã phát huy và khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, tích cực đưa tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý. Tập trung đầu tư, phát triển kinh tế nông nghiệp một cách toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm là 5%. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình có thu nhập cao. Tiếp tục đầu tư nâng cấp một số công trình thuỷ lợi, đê kè phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và phòng chống lụt bão. Về chăn nuôiphát triển theo hướng hiệu quả và an toàn; phát triển chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại, gia trại.

Với vị trí địa lý tiếp giáp với biển Đông, có đầm Thị Nại nên có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn ( hơn 1.000 ha) phục vụ tốt cho việc nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm sú xuất khẩu và lợi thế phát triển ngành công nghiệp chế biến hải sản. Phát huy những lợi thế về biển, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, vận động, hướng dẫn ngư dân sản xuất đúng lịch thời vụ và phương thức nuôi theo hướng bền vững, hạn chế dịch bệnh; triển khai có hiệu quả các mô hình khuyến ngư; củng cố các chi hội nuôi tôm cộng đồng, triển khai chương trình trồng rừng ngập mặn; phát triển nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp với nghề đánh bắt hải sản truyền thống và xa bờ. Hàng năm, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng gần 5%.

Quy hoạch hồ nuôi tôm sử dụng máy đập nước tại hồ Úc ( Phước Sơn)

Đi đôi với phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, huyện cũng đã triển khai các giải pháp đầu tư, khuyến khích công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp phát triển, chuyểndịchcơ cấu kinhtếtheo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp–thương mại- dịchvụ. Triển khai có hiệu quả các chương trình khuyến công, hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống như: Làng trồng hoa Bình Lâm (Phước Hòa), làng nghề bánh tráng Kim Tây (Phước Hòa), làng nghề chiếu cói Lạc Điền và An Lợi (xã Phước Thắng),…Hoạt động thương mại và dịch vụ có bước phát triển khá và đa dạng. Đã xây dựng mới và đưa vào sử dụng chợ Bồ Đề (thị trấn Tuy Phước); triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng chợ mới Diêu Trì (thị trấn Diêu Trì), chợ Kỳ Sơn (Phước Sơn),… Các loại hình kinh doanh, thương mại, dịch vụ tiếp tục mở rộng và phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2011, Giá trị tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng 10,9%, Tỷ trọng nông (38%), lâm, ngư nghiệp - công nghiệp (23%), xây dựng và thương mại, dịchvụ (39%) trong GDP.

Để phục vụ cho việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, huyện đã đầu tư dựng kết cấu hạ tầng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Lập quy hoạch chi tiết và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các khu chức năng tại thị trấn Tuy Phước, thị trấn Diêu Trì; trung tâm xã Phước Hoà và xã Phước Lộc định hướng phát triển lên đô thị loại 5 nhằm đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Phước An giai đoạn 2, khu thương mại dịch vụ Phong Tấn - Phước Lộc, khu Kinh tế - Kỷ thuật Kỳ Sơn – Phước Sơn,… để xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Hoàn chỉnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng sân vận động huyện; đường bao khu dân cư phía Đông Bắc thị trấn Tuy Phước và cơ sở hạ tầng khu dân cư và chợ Diêu Trì mới; xúc tiến kêu gọi và đầu tư xây dựng hoàn chỉnh chợ Diêu Trì mới, chợ Kỳ Sơn (Phước Sơn), Trung tâm thương mại phía Bắc đầu cầu Diêu Trì và nâng cấp, mở rộng chợ Gò Bồi (Phước Hoà). Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ phát triển đô thị đạt 37%.

Không những có nhiều tiềm năng về kinh tế, Tuy Phước còn đang sở hữu một hệ thống các di sản văn hóa đa dạng và phong phú. Với di tích được xếp hạng cấp quốc gia như: Tháp Bánh Ít hay còn gọi là Tháp Bạc, Tháp Bình Lâm (xã Phước Hòa), di tích vụ thảm sát Nho Lâm (Phước Hưng), Mộ danh nhân văn hóa, hậu tổ tuồng Đào Tấn,… và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như:  mộ Lê Công Miễn, Nhà Lưu niệm Xuân Diệu, di tích vụ thảm sát Tân Giảng (Phước Hòa), vụ thảm sát Vinh Quang (Phước Sơn); Văn Chỉ (thị trấn Tuy Phước); Kiến trúc Chùa bà (Phước Quang); Đình Vinh Thạnh (Phước Lộc),… Hệ thống lễ hội ở Tuy Phước cũng khá phong phú và nổi tiếng, thu hút đông đảo khách du xuân đến thưởng lễ hàng năm như Lễ hội Chợ Gò truyền thống ở thị trấn Tuy Phước; Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Gò Bồi; lễ hội Đô thị Nước Mặn; lễ hội Cầu ngư. v.v… và một số di sản văn hóa phi vật thể  như: di sản tuồng Đào Tấn cùng đội ngũ diễn viên tuồng, chèo bá trạo ở các xã ven biển, dân ca bài chòi, truyền thống thượng võ trong võ cổ truyền dân tộc,… Với tiềm năng như vậy, Đảng bộ và chính quyền Tuy Phước luôn quan tâm chỉ đạo việc quy hoạch, trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách, đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đặc biệt là giao thông đến các di tích và tăng cường tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hóa – lịch sử của Tuy Phước. Với những định hướng và các giải pháp đặt ra, đã và đang tạo được bước đột phá trong phát triển ngành du lịch tại địa phương.

Quần thể tháp Bánh Ít – Một trong những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở Tuy Phước được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 24/4/1982

Bên cạnh đó, UBND huyện đã đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư phát triển y tế, giáo dục - đào tạo, chăm lo thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Bước vào năm 2012, trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới đang có nhiều biến động phức tạp tác động đến nền kinh tế của huyện, diễn biến thời tiết diễn ra bất thường ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tuy Phước xác định nhiệm vụ trước mắt cũng như trong giai đoạn tới cần tập trung  phát huy mạnh mẽ nội lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu duy trì sự tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế huyện; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp; đẩy mạnh xã hội hoá trên các lĩnh vực văn hoá xã hội; giải quyết tốt các vần đề an sinh xã hội;nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của các cấp chính quyền; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2015, huyện sẽ trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh, đây được xem là mục tiêu, nhiệm vụ then chốt để tạo bước đột phá cho huyện trong những năm tới./.

Tác giả bài viết: Đào Duy Quốc -VP. HĐND và UBND huyện

  Ý kiến bạn đọc

12642/QĐ-UBND

Về việc thành lập Tổ công tác kiểm tra, xác minh, tham mưu Chủ tịch UBND huyện giải quyết đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Thời gian đăng: 18/12/2024

lượt xem: 54 | lượt tải:65

12643/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 18/12/2024

lượt xem: 16 | lượt tải:19

12720/QĐ-UBND

V/v công nhận kết quả đánh giá, xếp loại công tác dân vận của chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn huyện năm 2024

Thời gian đăng: 18/12/2024

lượt xem: 24 | lượt tải:29

381/TB-UBND

Ý kiến kết luận của đồng chí Huỳnh Nam - Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp rà soát các tồn tại, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai

Thời gian đăng: 18/12/2024

lượt xem: 35 | lượt tải:45

159/BCĐ-UBND

V/v phối hợp thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm,bảo đảm an ninh trật tự dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thời gian đăng: 18/12/2024

lượt xem: 18 | lượt tải:15
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay3,898
  • Tháng hiện tại285,801
  • Tổng lượt truy cập8,909,776
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây