Là huyện thuần nông tiềm năng đất đai phong phú đa dạng, riêng lĩnh vực vườn có hơn 3.000ha và gần 1.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, nguồn lao động của địa phương rất dồi dào việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế đã được đấy mạnh, từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
Theo ông Phan Hồng Thành, Chủ tịch HLV huyện, thì những năm qua HLV huyện phối hợp HLV cấp trên và ngành chức năng tổ chức hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng rừng kinh tế, trồng rau sạch, nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học, nuôi thủy sản tổng hợp (cá, cua, tôm) theo hướng thân thiện với môi trường… Chỉ tính 6 tháng đầu năm nay, tổ chức được 101 lớp tập huấn, có 5.353 lượt hội viên HLV tham gia. Chủ yếu là chuyển giao kỹ thuật trồng bắp nếp, kỹ thuật trồng rau an toàn, kỹ thuật chăn nuôi heo, gà Ai Cập, nuôi nhím, nuôi bò vỗ béo… Trong đó, 2 mô hình trồng bắp nếp trên diện tích 2,5 ha tại xã Phước Thành và thị trấn Diêu Trì, trồng rau an toàn theo hướng ViệtGap trên diện tích 2 ha ở xã Phước Hiệp có 27 hộ hội viên tham gia, mô hình nuôi heo nái ngoại ở xã Phước Thắng có 10 hộ hội viên tham gia; các mô hình nuôi nhím, nuôi gà Ai Cập, nuôi bò vỗ béo triển khai các xã Phước Hưng, Phước Lộc, Phước An, Phước Thành; mô hình nuôi thủy sản tổng hợp triển khai ở các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng… mang lại kết quả khả quan. HLV huyện còn chuyển giao hàng nghìn tờ tin nông nghiệp, tạp chí làm kinh tế vườn, hướng dẫn kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhằm giúp hội viên ứng dụng kỹ thuật tiên tiến đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi một cách hiệu quả.
Một gia trại nuôi nhiếm xã Phước Hưng đạt hiệu quả kinh tế cao
Bên cạnh, vận động hội viên tu bổ cải tạo lại vườn tạp thành vườn kinh tế, khai hoang đất đồi gò lập trang trại, trồng cây công nghiệp, trồng hoa, cây cảnh trên diện tích 710 cho thu nhập từ 50 – 120 triệu đồng/ha/năm; trồng rừng kinh tế trên diện tích 965 ha, một số diện tích rừng trồng năm 2005 đã đến chu kỳ khai thác thu nhập 100 triệu đồng/ha. Hiện nay, cả huyện có 60 trang trại (1 trang trại trồng cây lâu năm, 25 trang trại chăn nuôi, 11 trang trại lâm nghiệp và 23 trang trại nuôi trồng thủy sản) có mức thu nhập từ 150 triệu đồng đến hơn 1 tỉ đồng/năm/ trang trại.
Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế VACR, các cấp HLV đã tranh thủ tín chấp các nguồn vốn tín dụng giúp cho 6.262 lượt hội viên vay với số tiền lên hơn 136 tỉ đồng, góp phần đấy mạnh phong trào phát triển kinh tế VACR của huyện tăng trưởng, tăng hiệu quả quản lý, sử dụng hợp lý tiềm năng đất đai, lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm hộ hội viên nghèo, tăng hộ hội viên giàu bền vững.
Tác giả bài viết: Xuân Thức
Ý kiến bạn đọc