Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phước lần thứ XX: Duy trì được tăng trưởng kinh tế.

Thứ sáu - 25/10/2013 00:00 147 0
Tuy gặp nhiều khó khăn trong triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế do khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn của kinh tế đất nước, nhưng qua hai năm rưỡi triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phước lần thứ XX, bằng những giải pháp hiệu quả, kinh tế của huyện vẫn có bước tăng trưởng, đời sống nhân dân ổn định và cải thiện.

Những khó khăn nổi bật có thể kể đến trong quá trình triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế của Tuy Phước là nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng còn hạn chế, khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp chưa có dấu hiệu phục hồi, giá cả vật tư, chi phí sản xuất đầu vào tăng, hiệu quả đầu tư, kinh doanh ở một số doanh nghiệp thấp. Ngoài ra các yếu tố khách quan như thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán, lũ lụt và dịch bệnh cây trồng, vật nuôi xảy ra thường xuyên cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Trước những khó khăn như vậy, các giải pháp thích hợp đã được tập trung triển khai, ông Nguyễn Bay, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, việc tiếp tục chuyển đổi diện tích sản xuất lúa 3 vụ bấp bênh sang 2 vụ ( hiện nay ổn định ở mức 6628 ha), xác định, đưa vào sản xuất cơ cấu giống cho năng suất cao, tập trung đầu tư cho các chương trình khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn (năng suất bình quân 76,8 tạ/ha, cao hơn 9,3 tạ/ha so với sản suất đại trà), cũng như các khâu trong sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hoá 95%, giúp giảm chi phí từ 3 – 4 triệu đồng/ha là những giải pháp căn cốt thúc đẩy giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt trong thời gian qua của huyện tăng 5,5%. Ngoài ra, việc kiểm soát, phòng chống dịch bệnh gia, súc gia cầm hiệu quả cùng với giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, đặc biệt là đa dạng các phương thức, con nuôi gắn với bảo vệ môi trường đã duy trì được tăng trưởng sản xuất ở lĩnh vực chăn nuôi và thuỷ sản.

Khó khăn về vốn, không nhanh nhạy và thích ứng với thị trường, công nghệ lạc hậu, sử dụng vốn không hiệu quả, khó khăn về thị trường cộng với tình trạng thiếu nguyên liệu cũng như giá nguyên liệu đầu vào tăng…là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn huyện. Ông Võ Ngọc Cang, Trưởng phòng Phòng Kinh tế- Hạ tầng huyện cho biết: “Tuy gặp khó khăn trong sản xuất nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua. Mặt khác, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở khu vực hộ cá thể do sử dụng nguyên liệu và nhân công tại chỗ là chủ yếu nên các hộ cá thể sản xuất tiểu thủ công nghiệp ít chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, đạt mức tăng trưởng khá, nhất là các hộ hoạt động trên lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, góp phần quan trọng tạo nên mức tăng trưởng giá trị sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 12,6% hàng năm”. Việc giải phóng mặt bằng, mở rộng Cụm công nghiệp Phước An giai đoạn 2, xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào đây, đôn đốc các dự án đầu tư chậm tiến độ, hỗ trợ doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, đào tạo nghề từ nguồn kinh phí khuyến công… cũng là những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy tăng trưởng trên lĩnh vực này. Ngoài ra, theo đánh của UBND huyện, hoạt động thương mại, dịch vụ có bước phát triển khá và đa dạng, đạt mức tăng  13,2% hàng năm, đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của huyện.

Qua hai năm rưỡi thực hiện Nghị quyết, phát triển kết cấu hạ tầng cũng được xem là giải pháp quan trọng trong tổng thể các giải pháp phát triển kinh tế. Hơn 634 tỷ đồng được đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, kết cấu hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, dân sinh, giáo dục, y tế. Hiệu quả mang lại từ sự đầu tư đó góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế nói riêng và Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nông nghiệp- Nông thôn của huyện nói chung.

Các giải pháp phát triển kinh tế trên các lĩnh vực của huyện đã mang lại hiệu quả trong thực tế, tổng sản phẩm địa phương (GDP) đạt mức tăng bình quân hàng năm 10,5%, mức thu nhập bình quân đầu người đến năm 2012 đạt 24,5 triệu đồng, tăng 6,7 triệu đồng so với năm 2010. Đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện.

Tác giả bài viết: Ngô Hồng Sơn

  Ý kiến bạn đọc

320/BC-UBND

Về việc kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:27

132/KH-UBND

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 27/5/2024 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 15 | lượt tải:8

133/KH-UBND

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 108-KH/HU ngày 18/3/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phước về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:6

134/KH-UBND

Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 - 2025

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:10

318/BC-UBND

Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 26 | lượt tải:17
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập155
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm154
  • Hôm nay11,537
  • Tháng hiện tại176,153
  • Tổng lượt truy cập7,303,442
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây