Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, phát huy tình làng nghĩa xóm, bảo vệ tài sản công cộng và của công dân, bảo vệ môi trường sống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, xây dựng đường làng, ngõ xóm xanh - sạch -đẹp, giữ gìn sức khỏe, bài trừ các hủ tục trong việc tang, cưới, lễ hội của địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, các quy tắc đạo đức mới giữa các thành viên trong gia đình và xã hội, vận động mọi người đoàn kết nhau để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, khuyến học, khuyến tài, nâng cao dân trí, giữ gìn an ninh trật tự, phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn dân cư.
Qua gần 15 năm triển khai thực hiện, các địa phương trong huyện đã tích cực vận động mọi tầng lớp nhân dân tự giác chấp hành các điều khoản quy định trong Quy ước KDC làm cho bộ mặt nông thôn chuyển biến rõ rệt, kinh tế có bước phát triển khá, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định, hệ thống chính trị hoạt động ngày càng hiệu quả, đại đa số nhân nhân chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phong trào“ TDĐKXDĐSVH” từng bước phát triển bền vững. Đến năm 2013, toàn huyện có 42.973 hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 94,52%; có 01 thôn được công nhận “Thôn văn hóa”, 07 “Thôn văn hóa” giữ vững 3 năm liền được công nhận lại và 36 “Thôn văn hóa” được bảo lưu thành tích, đạt tỷ lệ 43,56%, tăng 0,99% so với năm 2012. Đã công nhận bảo lưu 57cơ quan, doanh nghiệp đạt “ Đơn vị văn hóa ” chiếm tỷ lệ63,3% tổng số cơ quan, đơn vị đăng ký; đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen cho 01 cơ quan đạt thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng “ Đơn vị văn hóa ” 5 năm liền ( 2008-2012 ). Phong trào xây dựng nông thôn mới có nhiều khởi sắc, xã Phước An đạt 19/19, nhóm các xã đạt từ 14-16 tiêu chí gồm Phước Hưng, Phước Nghĩa, Phước Thành.
Tuy nhiên, trong thời gian qua việc thực hiện Quy ước khu dân cư ở một số nơi vẫn chưa được tiến hành một cách dân chủ, nội dung của Quy ước chưa phong phú, chưa phản ảnh đầy đủ đặc điểm tình hình kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa từng địa bàn, dân cư. Bên cạnh đó, UBND, Ban vận động Phong trào “TDĐKXDĐSVH”ở một số cơ sở không thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện, làm cho Quy ước khu dân cư phần nào kém phát huy tác dụng.
Để đáp ứng với tình hình phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, nhất là từ khi Hiến pháp nước ta năm 2013 ban hành sửa đổi Hiến pháp 1992 và khi nhân dân cả nước đang chung sức xây dựng nông thôn mới. Việc tổ chức sơ kết công tác triển khai thực hiện Quy ước khu dân cư, đánh giá những mặt đã làm được, nguyên nhân của những hạn chế tồn tại để có giải pháp thực hiện tiếp đến tốt hơn là vấn đề cần thiết. Tiến hành rà soát, kiểm tra lại Quy ước KDC trước đây để có bổ sung sửa đổi cho phù hợp tình hình của mỗi địa phương hiện nay, với các quy định của pháp luật hiện hành, các quy tắc xây dựng nếp sống văn hóa, nông thôn mới, duy trì và phát triển phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc và địa phương. Trên cơ sở các Quy ước khu dân cư được cấp thẩm quyền phê duyệt, Ban vận động Phong trào “TDĐKXDĐSVH” ở cơ sở cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, vận động các thành viên trong cộng đồng nêu cao ý thức tự giác chấp hành đầy đủ các quy định của Quy ước, xem đó là nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”./.
Tác giả bài viết: Văn Hạnh- Trung tâm VHTT-TT huyện
Ý kiến bạn đọc