Tuy Phước: Kết quả 10 năm thực hiện Luật người khuyết tật giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn huyện

Thứ ba - 29/06/2021 00:00 256 0
Qua 10 năm triển khai thực hiện Luật Người khuyết tật giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn huyện đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với cuộc sống của Người khuyết tật (NKT). Cùng với đó, sự thay đổi về nhận thức xã hội đã giúp cho NKT ngày càng tự tin hơn, hòa nhập với đời sống xã hội. Với vai trò chủ đạo của Nhà nước, hoạt động trợ giúp NKT đã thu hút sự quan tâm, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và cộng đồng về mọi mặt của NKT, từng bước giảm dần những rào cản, từng bước đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi chính đáng của NKT, tạo động lực để họ phát huy năng lực, tự lực trong cuộc sống, hòa nhập và có những đóng góp tích cực cho xã hội.

Hiện nay, trên địa bàn huyện đã thành lập và đi vào hoạt động Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin/317 hội viên, Hội Người mù/242 hội viên và 01 Chi hội Hội Bảo trợ NKT và bảo vệ quyền trẻ em mồ côi Đoàn kết (trong đó có 05 phân hội trực thuộc Chi hội với trên 560 hội viên đang sinh hoạt).Trong những năm qua, các Hội đã làm tốt công tác chăm lo cho đời sống của hội viên và tất cả các đối tượng khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện. Đến nay, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thành lập Hội đồng xác nhận mức độ khuyết tật cấp xã theo đúng quy định. Tính đến năm 2020, đã có trên 5.400 người khuyết tật được cấp giấy xác nhận khuyết tật, đa số là các trường hợp người khuyết tật (NKT) nặng và đặc biệt nặng. Về cơ bản, việc xác định mức độ khuyết tật tại cấp xã triển khai thuận lợi, hợp lý, tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận kịp thời các chính sách của Nhà nước. Công tác này vẫn đang được các địa phương tiếp tục thực hiện trong thời gian đến. 

Về thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội: Từ năm 2010, số NKT được hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của Luật Người khuyết tật hàng năm ngày càng tăng lên. Đến tháng 12 năm 2020, toàn huyện có 5.311 NKTđang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định, với tổng số tiền trợ cấp trên 29,4 tỷ đồng/năm, trong đó 881 NKTđặc biệt nặng và 4.430 NKTnặng; có 64 NKT đang được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội. Ngoài ra, còn có 597 NKTlà thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, 110 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả chất độc hóa học, 202 người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định của nhà nước; đã hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho 13 hộ gia đình có NKT khó khăn về nhà ở, số tiền trên 650 triệu đồng,…

Trong công tác chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng, ngành Y tế đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ để phát hiện, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho NKT, nhằm nâng cao nhận thức cho Nhân dân trong công tác phòng ngừa khuyết tật tại cộng đồng, giúp đỡ NKTtiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau, hỗ trợ trẻ em và NKTđược phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp. 100% NKT đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được thẻ bảo hiểm y tế, có 3.450 người khuyết tật được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; 101 trẻ em khuyết tật được hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình và trợ giúp phục hồi chức năng, trong đó có 14 em được cấp dụng cụ chỉnh hình; 21 em bị bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ phẫu thuật miễn phí; cấp 131 chiếc xe lăn, xe lắc, hỗ trợ lắp tay giả miễn phí cho 04 NKT có hoàn cảnh khó khăn,…

Đối với trẻ em khuyết tật trong độ tuổi đi học có khả năng đến trường, có nhu cầu học tập đều được tạo điều kiện đi học. Hiện nay các trường phổ thông trên địa bàn huyện sử dụng phương thức giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung NKTvới người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Tổng kinh phí thực hiện các chính sách về giáo dục đối với NKT giai đoạn 2011-2021 trên 1.100 triệu đồng. Cùng với chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, huyệnđã kêu gọi, vận động, tạo điều kiện các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đơn vị xã hội từ thiện hỗ trợ xe lăn, xe lắc, tài liệu, sách vở, đồ dùng học tập,… để các em có thêm điều kiện học tập, giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình NKT.

Nhóm Thiện nguyện ở thành phố Nha Trang hỗ trợ lắp tay giả cho người khuyết tật ở xã Phước Thắng

Về công tác dạy nghề, việc làm: Trên địa bàn huyện hiện nay chưa có cơ sở dạy nghề dành riêng cho NKT nhưng thời gian qua, huyện có nhiều chính sách quan tâm, tạo điều kiện cho NKT được hưởng các chế độ, chính sách, bảo trợ xã hội, giúp họ hòa nhập cuộc sống.Đã phối hợp với các đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh, huyện mở 06 lớp dạy nghề cho 138 hội viên với các nghề như làm chổi, mát xa, thú y, trồng nấm,... Trong quá trình học nghề, NKT được hưởng các chính sách ưu đãi theo đúng quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện, giai đoạn 2011-2020 đã có 60 lượt NKT vay vốn phát triển kinh tế gia đình với tổng số tiền dư nợ 300 triệu đồng/11 hộ vay,...

Giai đoạn 2021-2030, huyện xác định tiếp tục tạo điều kiện để NKTtham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường không rào cản bảo đảm quyền lợi hợp pháp của NKTvà hỗ trợ NKTphát huy khả năng của mình, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong đó mục tiêu giai đoạn 2021-2025: có khoảng 80% NKT tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 60% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh; trên 70% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục; 100% NKT có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định; 60% cán bộ làm công tác trợ giúp NKT được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; 20% NKT được tập huấn các kỹ năng sống,…giai đoạn 2026-2030: có khoảng 90% NKT tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh; trên 90% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục; 20% NKT được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 70% cán bộ làm công tác trợ giúp NKT được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ NKT; 30% NKT được tập huấn các kỹ năng sống;…

Chương trình sẽ triển khai các hoạt động chủ yếu như: Trợ giúp y tế; trợ giúp giáo dục; trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế; trợ giúp pháp lý. Đồng thời, hỗ trợ NKT trong các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch; phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai; trợ giúp phụ nữ khuyết tật; hỗ trợ NKT sống độc lập và hòa nhập cộng đồng… Cùng với đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp NKT và các vấn đề liên quan; đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp NKT, đảm bảo các điều kiện vật chất hỗ trợ NKT; tạo điều kiện cho NKT tiếp cận với các chương trình an sinh xã hội và chương trình giảm nghèo…./.

Tác giả bài viết: Văn Quí- Phòng Lao động TB&XH

  Ý kiến bạn đọc

22/NQ-HĐND

Về điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2024

Thời gian đăng: 11/11/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:29

23/NQ-HĐND

Về việc bổ sung danh mục, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

Thời gian đăng: 11/11/2024

lượt xem: 33 | lượt tải:34

25/NQ-HĐND

V/v thông qua Đề án đề nghị công nhận xã Phước sơn, huyện Tuy Phước là đô thị loại V

Thời gian đăng: 11/11/2024

lượt xem: 33 | lượt tải:33

26/NQ-HĐND

Về chủ trương đầu tư Dự án: Chỉnh trang, nâng cấp khu trung tâm xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 11/11/2024

lượt xem: 26 | lượt tải:24

27/NQ-HĐND

V/v điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư Dự án: Xây dựng tuyến đường từ ĐH42 đến giáp đường An Nhơn - Tây Đầm

Thời gian đăng: 11/11/2024

lượt xem: 21 | lượt tải:25
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay6,541
  • Tháng hiện tại279,671
  • Tổng lượt truy cập8,543,857
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây