Là xã thuần nông tiềm năng đất đai phong phú đa dạng, ngoài chủ yếu sản xuất lúa, nông dân Phước Hưng còn tận dụng đất màu và đất vườn phát triển mạnh mô hình VC trên diện tích 150 ha với các loại rau màu và các loại hoa cho giá trị kinh tế cao. Hội cũng hình thành được 2 tổ nghề nghiệp trồng hoa mai và hoa cúc với 70 hội viên tham gia sinh hoạt trao đổi thông tin về thời tiết nông vụ, thị trường tiêu thụ, chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Bên cạnh, HLV đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh mở lớp chăm sóc và tạo dáng cây cảnh cho 45 hội viên; cùng với Công ty CP Hợp Trí chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh, kỹ thuật xử lý ra hoa và các biện pháp khắc phục chăm sóc hoa trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
HLV cũng hỗ trợ cho hội viên đẩy mạnh chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả theo hình thức gia trại, hạn chế nuôi nhỏ lẻ. Đưa công nghệ tiên tiến vào ứng dụng, như nuôi an toàn sinh học, sử dụng đệm lót sinh học, cho ăn thức ăn khô, máng ăn và vòi nước uống tự động… Công tác tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc sát trùng định kỳ được thực hiện thường xuyên nên hạn chế tối đa dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Nhờ vậy trên địa bàn xã hiện có 200 gia trại có quy mô nuôi từ 30 – 100 con lợn và trên 1.000 con gia cầm/ gia trại.
Theo ông Lê Anh Duy, Chủ tịch Hội làm vườn xã, thì hàng năm qua Hội đều phối hợp HLV cấp trên và ngành chức năng tổ chức 20 lớp hướng dẫn cho gần 2.000 lượt hội viên, giới thiệu những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nông dân áp dụng trong sản xuất và chăn nuôi an toàn thực phẩm, như sản xuất lúa theo phương pháp cải tiến SRI, phương pháp sạ hàng, quy trình sản xuất lúa giống; chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây hoa; quy trình trồng rau an toàn; chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng thân thiện với môi trường….Đồng thời, từ năm 2013 cho đến nay đã giới thiệu 250 nông dân học nghề chăn nuôi thú y, tạo dáng và chăm sóc cây cảnh, xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp, bảo đảm các lao động sau khi học nghề đều có việc làm ổn định. Hội cũng xây dựng được 6 mô hình kinh tế (3 mô hình ngành nghề và 3 mô hình trồng trọt, chăn nuôi) theo phương châm “nông dân dạy nông dân, nông dân học nông dân”, tạo điều kiện để cho nông dân học tập, ứng dụng, mở rộng các mô hình hiệu quả kinh tế hiệu quả.
Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế VC, HLV xã đã tín chấp các nguồn vốn tín dụng giúp cho 200 lượt hội viên vay với số tiền lên hơn 3 tỷ đồng, và thành lập 1 tổ vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp- PTNT với 12 thành viên vay số tiền 1,6 tỷ đồng và 10 hộ tổ nghề nghiệp trồng mai An Cửu vay Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 430 triệu đồng. Quỹ hỗ trợ Nông dân các cấp cho 19 hội viên vay 300 triệu đồng, đã góp phần đấy mạnh phong trào phát triển kinh tế VC của xã tăng trưởng, tăng hiệu quả quản lý, sử dụng hợp lý tiềm năng đất đai, lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm hộ hội viên nghèo.
Tác giả bài viết: Xuân Thức
Ý kiến bạn đọc