HTX NN xã Phước Hiệp tổ chức quản lý sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn VietGap, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ rau ở 03 thôn Luật Chánh, Đại Lễ, Tú Thủy. Hiện đang mở rộng giai đoạn 2, vùng sản xuất rau an toàn tại thôn Lục Lễ và xây dựng thương hiệu rau an toàn xã Phước Hiệp bền vững với diện tích 15ha. Vừa qua được sự thống nhất và chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn Phòng Dự án đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tuy Phước triển khai, tổ chức lớp tập huấn FFS về sản xuất rau an toàn-VietGap ở thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước; tham gia lớp tập huấn có 24 thành viên của nhóm cùng sở thích, bố trí diện tích sản xuất 500m2 và đưa vào trồng 4 loại rau là: Ngò Rí, Xà Lách, Rau Dền và Rau Muống. Lớp học diễn ra trong 8 tuần và các học viên được hướng dẫn theo phương pháp: Huấn luyện nông dân thực hành theo phương pháp 2 chiều trên đồng ruộng về sản xuất rau an toàn VietGAP (tức là thảo luận theo phương pháp hai chiều, phần lý thuyết kết hợp thực hành và nhận xét đánh giá áp dụng ngoài đồng ruộng).
Lớp tập huấn đã giúp học viên nắm bắt được kiến thức để áp dụng vào ruộng đồng. Anh Trần văn Tiến một hộ tham gia lớp tập huấn cho biết: Các nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất rau an toàn theo quy trình thực hành được ngành Nông nghiệp hướng dẫn, nên chất lượng rau tốt hơn, năng suất cao hơn so với trước đây; đồng thời chủng loại cũng phong phú và đa dạng hơn, hầu hết nông dân tại các làng rau đều chú trọng và ý thức được việc sản xuất rau an toàn, góp phần tạo ra sản phẩm sạch cung ứng cho thị trường và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện từ nay đến năm 2020. Với diện tích sản xuất rau của huyện lên đến trên 667ha/vụ, đa dạng về chủng loại cũng như mở rộng ở nhiều địa phương, nên theo kế hoạch tái cơ cấu của ngành đến năm 2020 huyện tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất rau an toàn lên 41ha; tập trung tại một số địa phương chuyên canh và áp dụng công nghệ cao như: Phước Hưng 6ha, Phước Lộc 7ha, Phước Nghĩa 5ha, Phước An 3ha và thị trấn Diêu Trì 5ha. Với định hướng đó, nhằm chuyển giao các tiến bộ KHKT vào sản xuất, theo hướng cung ứng sản phẩm sạch cho người tiêu dùng thông qua các nhóm cùng sở thích. Trạm Khuyến nông huyện cũng triển khai 2 mô hình trồng rau sạch trong nhà có mái che, tại thị trấn Diêu Trì và xã Phước Lộc diện tích 1000m2. Được biết mỗi mô hình có vốn đầu tư ban đầu bằng mái che lưới với kinh phí trên dưới 100 triệu đồng, Trạm Khuyến nông huyện hổ trợ 30% tiền vật tư và 100% giống rau. Mô hình sẽ tập trung vào 2 loại rau chính là rau ăn lá như: Rau cải, cúc, xà lách....và rau ăn củ như: Khổ qua, hành, đậu..../.
Tác giả bài viết: Văn Thân
Ý kiến bạn đọc