Lớp đào tạo, có tổng cộng 76 nông dân tham gia. Tại mô hình rau an toàn được trồng thí điểm tại hộ ông Phạm Minh Châu ở thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp với diện tích 500m2, trồng các loại rau ăn lá gồm cải xanh, cải ngọt, rau dền, ngò rí, mồng tơi, tần ô, xà lách. Trồng rau trong nhà lưới theo quy trình VietGap mang lại hiệu quả cao hơn so với trồng rau ngoài trời, cụ thể: Hạn chế tối đa được các loại sâu bệnh, không bị dập lá vào mùa mưa, tưới nước ít hơn; cây rau phát triển tốt hơn trồng ngoài trời. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động cũng thấp hơn trồng rau ngoài trời; năng suất cao hơn, giá bán ra tăng khoảng 50% so giá bên ngoài.
Bước đầu Đề án sản xuất RAT của huyện đã tạo ra một lượng sản phẩm RAT được thị trường tiêu thụ, hình thành các mô hình canh tác theo chuỗi sản xuất an toàn để nhân dân trên địa bàn học tập và áp dụng. Sản xuất rau an toàn tạo thêm công việc làm cho người nông dân, giúp người dân nâng cao nhận thức, ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng. Thời gian tới, huyện tiếp tục mở rộng thêm quy mô và hỗ trợ các vùng chuyên canh rau an toàn với mục tiêu xây dựng Tuy Phước hướng đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững.
Tại buổi Hội thảo, Văn phòng Dự án đã trao Giấy chứng nhận cho 76 nông dân tham gia mô hình./.
Tác giả bài viết: Tấn Hùng- Đài Truyền thanh huyện
Ý kiến bạn đọc