Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tại lớp đào tạo nghề Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh ở thôn Tuân Lễ , xã Phước Hiệp do Trung tâm GDNN Bình Định giảng dạy cho32 học viên và lớp đào tạo nghề Kỹ thuật chế biến món ăn tổ chức tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tuy Phước với 35 học viên tham gia. Kết quả kiểm tra, giám sát việc tổ chức, quản lý lớp học, các Trung tâm thực hiện đầy đủ theo quy định, các học viên tham gia học nghề đầy đủ, nhiệt tình, trong quá trình học, học viên trao đổi sôi nổi.
Làm việc tại huyện Tuy Phước, thời điểm kiểm tra, toàn huyện đã mở 23 lớp với 769 lao động nông thôn, tổng số tiền thực hiện 1.384.120.000 đồng, trong đó: lĩnh vực nông nghiệp mở 09 lớp với 301 học viên (trong đó có 02 lớp mô hình của Sở ký hợp đồng với Trung tâm GDNN Bình Định là 70 học viên, với 117.910.000 đồng); lĩnh vực phi nông nghiệp mở 14 lớp với 468 học viên; học viên được hỗ trợ tiền ăn, đi lại theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ là 145 người; kết quả thực hiện đạt 97,24% kế hoạch vốn tỉnh giao cho huyện trong năm 2020.
Quang cảnh buổi làm việc
Kết luận buổi làm việc, ông Đặng Văn Phụng- Phó Giám đốc Sở Lao động - TB&XH tỉnh, ghi nhận và đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện năm 2020; đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề của huyện trong thời gian đến cần tập trung làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề đến người dân trên địa bàn huyện; tăng cườngkiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề nhằm đánh giá hiệu quả về đào tạo; lồng ghép các chương trình, dự án gắn với đào tạo nghề; quan tâm hơn nữa về hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, vay vốn, chuyển đổi nghề đào tạo phù hợp với địa phương; hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn huyện, giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng, ổn định cuộc sống; tiếp tục tăng cường thực hiện công tác phân luồng trong các trường THCS, THPT; triển khai, nhân rộng hiệu quả các mô hình trên địa bàn huyện; có định hướng phối hợp, liên kết với các đơn vị có liên quan để đảm bảo đầu ra của sản phẩm kết hợp phát triển về thương mại, dịch vụ, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện; tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng là lao động bị thôi việc, mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19; gắn đào tạo nghề với xuất khẩu lao động để cải thiện đời sống, tăng thu nhập hơn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện; triển khai điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động tại các xã xây dựngnông thôn mới, đúng với thực tế nhu cầu đào tạo củađịa phương để xây dựng kế hoạch phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hộivà đảm bảo thực hiện theo Đề án trong giai đoạn tới;…/.
Tác giả bài viết: Văn Quí- Phòng Lao động TB&XH
Ý kiến bạn đọc