Tuy Phước: năm 2010 công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá

Thứ tư - 29/12/2010 00:00 198 0
Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn huyện Tuy Phước tiếp tục tăng trưởng khá, hơn 16,6%. Đây là kết quả đạt sau một năm làm tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỉ trọng CN-TTCN, giảm tỉ trọng nông nghiệp, khai thác tối đa tìm năng đất đai, lao động địa phương, đưa kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển.

 

Nằm ở cữa ngõ ra vào thành phố Quy Nhơn, có 2 tuyến Quốc lộ 1A và 19 và tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua, lại gần khu kinh tế Nhơn Hội và cảng biển, đã tạo thuận lợi cho huyện Tuy Phước đầu tư phát triển kinh tế. Huyện đã chuyển 6.857 ha lúa từ sản xuất 3 vụ sang 2 vụ ăn chắc/ năm, cơ giới hoá từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch từ đó lao động nông nhàn dôi dư nhiều. Tranh thủ sự hổ trợ của cấp trên và ngành chức năng, huyện đã thực hiện nhiều chính sách, như: đào tạo nghề cho nông dân, tạo việc làm đưa lao động nông thôn vào làm công nhân ở các khu, cụm CN. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện giải ngân nhiều dự án giải quyết việc làm cho vay phát triển các làng nghề TTCN truyền thống, vay làm kinh tế trang trại, gia trại, trồng rừng… với dư nợ lên đến 136.171 triệu đồng. Huyện còn chú trọng công tác quy hoạch, vận dụng tốt các cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.

Ở cụm CN Phước An, giai đoạn 1 đã có 11 Doanh nghiệp ( 6 DN chế biến gỗ xuất khẩu, 1 DN sản xuất nhang xuất khẩu, 3 DN sản xuất nhựa và 1 DN sản xuất xốp) đi vào hoạt động sản xuất (SX) từ hơn 3 năm qua hiện thu hút gần 3.000 lao động vào làm việc. Hàng năm, giá trị SX của cụm CN này chiếm 28 – 30% tổng giá trị SX công nghiệp trên địa bàn huyện. Phát huy kết quả đạt được huyện đang xúc triển khai phương án giải phóng mặt bằng mở rộng cụm CN Phước An giai đoạn 2 với quy mô diện tích 22 ha và kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư SX kinh doanh.

Ngoài ra, được sự hổ trợ của chương trình khuyến công, huyện làm tốt công tác đào tạo nghề may CN, làm hàng lồng chim, song mây xuất khẩu và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đúc bê tông đường vào làng nghề, hổ trợ vốn vay cho 3 làng nghề truyền thống (làng nghề bánh tráng Kim Tây – xã Phước Hoà; làng nghề chiếu cói Lạc Điền và An Lợi – xã Phước Thắng) đã được tỉnh công nhận, hiện giải quyết hơn 1.600 lao động có việc làm thường xuyên, giá trị SX mỗi làng nghề đạt khoảng 18 – 23 tỉ đồng. Tính đến nay, toàn huyện Tuy Phước có 181 DN, 2.419 hộ cá thể sản xuất CN-TTCN, tăng trên 45% số cơ sở SXCN-TTCN so năm 2005, giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động ở địa phương. Năm 2010, giá trị sản xuất CN-TTCN toàn huyện thực hiện 346.839 triệu đồng, đạt 101,43% kế hoạch, tăng hơn 16,6% so với năm 2009.

Một số cơ sở thêu len bằng máy do một hộ dân tự bỏ tiền đầu tư (xã Phước Hưng)

Nhìn chung, việc phát triển các cụm CN và làng nghề, các cơ sở SXCN-TTCN tuy có bước phát triển, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Nhưng theo báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế năm 2010 của UBND huyện Tuy Phước, thì kinh tế huyện nhà tăng trưởng chưa tương xứng do tác động khách quan, nhất là ảnh hưởng cơn bão số 11 và trận lũ lịch sử cuối năm 2009, cộng với nền kinh tế toàn cầu bị suy giảm nên hoạt động sản xuất kinh doanh của một số DN trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn; việc xây dựng phương án giải phóng mặt bằng, đề án kêu gọi đầu tư vào cụm CN Phước An giai đoạn 2 còn chậm so với yêu cầu… 3 làng nghề truyền thống sản xuất nhỏ lẻ, phân tán theo hộ gia đình, sản phẩm làm ra tự mỗi làng nghề tìm kiếm thị trường tiêu thụ nên luôn bị tư thương ép giá…

Để khắc phục những tồn tại và tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện đang triển khai các giải pháp khuyến khích phát triển CN-TTCN, làng nghề; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm CN Phước An giai đoạn 2, đôn đốc các DN nhận đất đầu tư xây dựng nhà xưởng sớm đi vào SX, kinh doanh; triển khai có hiệu quả các chương trình khuyến công hổ trợ phát triển làng nghề và cần có chính sách hổ trợ kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị (máy dệt chiếu, máy tráng bánh tráng) cơ giới hóa thay thế các công đoạn làm thủ công, có như vậy mới nâng cao hiệu quả SX, đưa kinh tế làng nghề ngày một phát triển.

Tác giả bài viết: Ngô Hồng Sơn – Xuân Thức

  Ý kiến bạn đọc

320/BC-UBND

Về việc kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:27

132/KH-UBND

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 27/5/2024 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 15 | lượt tải:8

133/KH-UBND

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 108-KH/HU ngày 18/3/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phước về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:6

134/KH-UBND

Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 - 2025

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:10

318/BC-UBND

Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 26 | lượt tải:16
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay9,970
  • Tháng hiện tại174,586
  • Tổng lượt truy cập7,301,875
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây