Phước Hưng: Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Thứ hai - 28/02/2011 00:00 454 0
Là địa phương thuần nông và sau khi toàn bộ diện tích sản xuất lúa 660 ha đều chuyển sang sản xuất 2 vụ/năm, xã Phước Hưng (huyện Tuy Phước) từng bước giải quyết tốt bài toán về lao động nông nhàn, không chỉ để người dân có việc làm tăng thu nhập, mà qua đó còn giải quyết được nhiều vấn đề xã hội khác.

 

Tại Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 11, nhiệm kỳ (2006-2010) đã đề ra chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỉ trọng tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và dịch vụ (DV), giảm tỉ trọng nông nghiệp, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống để giải quyết lao động tại địa phương có việc làm, hàng năm phải bảo đảm tốc độ tăng trưởng giá trị TTCN và DV hơn 15%. Đến nay, toàn xã có gần 200 cơ sở sản xuất TTCN, với các ngành nghề đa dạng: may mặc, điêu khắc, chạm trỗ mộc dân dụng, đan đát, làm chổi đót, chằm nón, tráng bánh tráng, sản xuất gạch xây dựng, gia công xay xát gạo, làm rèm cửa, sản xuất nông cụ cầm tay… thu hút gần hàng nghìn lao động tham gia. Ngoài ra, Hội Phụ nữ xã và Hợp tác xã Nông nghiệp (HTX NN) ký kết hợp đồng gia làm hàng mây tre lá mỹ nghệ xuất khẩu cho HTX NN thị trấn Bình Định, khuyến khích công ty TNHH Việt Tân và cơ sở sản xuất mộc dân dụng Xuân Kế tiếp tục đầu tư mở rộng nhà xưởng thu hút thêm lao động, hai cơ sở trên từ năm 2006 đến nay đã giải quyết cho 200 lao động có việc làm thường xuyên với mức thu nhập ổn định.

Lao động làm nghề may mặc gia công ở cơ sở may tại xã Phước Hưng

Ông Nguyễn Công Toàn, cán bộ phụ trách Văn phòng UBND xã, cho biết “Thời gian qua chính quyền đã tích cực thực hiện các giải pháp phát triển TTCN, như mời gọi một số Doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất tại địa phương, thu hút một lực lượng lớn lao động nông nhàn giải quyết việc làm khá hiệu quả, giá trị TTCN và DV năm sau tăng cao hơn năm trước. Xã đã được huyện phê duyệt cho xây dựng điểm TTCN tập trung tại thôn Quảng Nghiệp, qui mô diện tích 5 ha, tháng 4.2011 này địa phương tiến hành đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng, như: đường nội bộ, hệ thống xử lý nước thải và mời gọi các nhà đầu tư đăng ký xây dựng nhà xưởng thu hút thêm lao động tại chỗ có việc làm tăng thu nhập. Bên cạnh đó, xã cũng quan tâm chỉ đạo Quĩ tín dụng, HTX NN cho các hộ vay vốn đầu tư khôi phục và mở rộng sản xuất các ngành nghề truyền thống TTCN”.

Sản xuất TTCN và DV ở nông thôn Phước Hưng đang có chiều hướng phát triển tích cực, nghề may mặc phát triển nhanh, hiện có 4 cơ sở may mặc thu hút 700 lao động vào làm việc, với mức thu nhập khoảng 1,8 triệu – 2,5 triệu đồng/ lao động/tháng và còn có hàng chục hộ gia đình mua sắm máy may chuyên dụng, nhận may các loại vỏ bóng chuyền, bóng đá, may quần áo thể thao theo đơn đặt hàng của các đại lý trong tỉnh. Cơ sở chạm trỗ mộc dân dụng của anh Văn Hữu Vinh, ở thôn An Cửu, từ chỗ chỉ có 5 lao động làm việc, thì nay có gần chục lao động vừa làm vừa học nghề, với mức thu nhập từ 1,5 – 3 triệu đồng/ người/tháng; Cơ sở điêu khắc đá của anh Đỗ Phước Thắng, ở thôn Háo Lễ, thu hút 7 lao động làm việc, mỗi sản phẩm làm ra mất 20 ngày, mức thu nhập hơn 2 triệu đồng… Sản xuất TTCN tăng trưởng, tạo cho các dịch vụ ăn uống, buôn bán nhỏ, sửa chữa xe máy, xe đạp, làm đậu miếng phát triển mạnh.

Theo báo cáo của UBND xã Phước Hưng, giá trị TTCN và DV năm 2006 đạt 43,8 tỉ đồng, thì đến năm 2010 đạt 76,8 tỉ đồng. Cơ cấu kinh tế đến hết nhiệm kỳ TTCN-DV tăng khá vượt so với Nghị quyết đề ra (nông nghiệp 60% -TTCN và DV 40%, năm 2010 TTCN-DV chiếm 54%, nông nghiệp giảm xuống còn 46%), hướng phấn đấu đến năm 2015 TTCN và DV chiếm 55%, nông nghiệp giảm xuống còn 45%. Bình quân thu nhập đầu người từ 6,5 triệu đồng năm 2006, đến năm 2010 tăng lên 10,4 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo từ 5,17% năm 2007 đến nay giảm xuống còn hơn 1,41% theo tiêu chí cũ.

Tuy còn có một số khó khăn về nguồn vốn để đầu tư phát triển, mở rộng cơ sở sản xuất, trình độ tay nghề của người lao động không đồng đều, nhưng các làng nghề trong xã hiện nay hoạt động khá ổn định. Thời gian đến xã sẽ đề nghị các ngành chức năng hổ trợ kinh phí đào tạo nghề cho nông dân, lập dự án vay vốn hổ trợ làng nghề tạo điều kiện các làng nghề truyền thống phát triển hơn nữa, góp phần giúp cho bà con nông dân tận dụng thời gian nông nhàn tham gia sản xuất TTCN và dịch vụ. Qua đó thúc đẩy kinh tế của xã chuyển dịch theo hướng tích cực làm tiền đề để xã Phước Hưng xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa.

Tác giả bài viết: Ngô Hồng Sơn – Xuân Thức

  Ý kiến bạn đọc

12642/QĐ-UBND

Về việc thành lập Tổ công tác kiểm tra, xác minh, tham mưu Chủ tịch UBND huyện giải quyết đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Thời gian đăng: 18/12/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:41

12643/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 18/12/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:12

12720/QĐ-UBND

V/v công nhận kết quả đánh giá, xếp loại công tác dân vận của chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn huyện năm 2024

Thời gian đăng: 18/12/2024

lượt xem: 15 | lượt tải:15

381/TB-UBND

Ý kiến kết luận của đồng chí Huỳnh Nam - Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp rà soát các tồn tại, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai

Thời gian đăng: 18/12/2024

lượt xem: 24 | lượt tải:28

159/BCĐ-UBND

V/v phối hợp thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm,bảo đảm an ninh trật tự dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thời gian đăng: 18/12/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:9
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay5,076
  • Tháng hiện tại247,925
  • Tổng lượt truy cập8,871,900
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây