Được ngân sách tỉnh hổ trợ 20 triệu đồng và ngân sách huyện hổ trợ 10 triệu đồng, kết hợp với nguồn vốn do gia đình anh Phạm Hùng Khiêm ở thôn Kim Xuyên, xã Phước Hoà bỏ ra 156 triệu đồng xây dựng cơ sở sản xuất bánh tráng. Tháng 3.2011 Sở Công thương và Trung tâm Khuyến công - TVPTCN tỉnh đã đầu tư lắp đặt máy móc, thiết bị điện tráng bánh tráng có công suất 100kg gạo sản phẩm/giờ, xây dựng nhà xưởng sản xuất xử lý nguyên liệu, sân phơi trên diện tích 1.000 m2, chuyển giao quy trình công nghệ và đi vào sản xuất từ tháng 6.2011, bước đầu giải quyết việc làm tại chỗ cho 8 – 10 lao động, với mức trả công 1,8 triệu đồng/lao động/tháng, lợi nhuận trung bình 1 tháng 18,6 triệu đồng, sau 10 tháng hoạt động sẽ thu hồi được vốn. Qua kiểm tra sau hơn 3 tháng đi vào sản xuất, máy móc thiết bị hoạt động ổn định, bánh tráng được hấp chín bằng nước đun sôi trực tiếp, được phơi trên các giá đỡ cách mặt đất 1,2 mét, đạt tiêu chuẩn về độ dẻo và vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm làm ra được tiêu thụ mạnh.
Bánh tráng sản xuất bằng máy được phơi nắng
Mô hình đã được nhân dân địa phương quan tâm, vì tráng bánh tráng gạo bằng máy năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cao, giảm thiểu rát thải ô nhiễm môi trường, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, giá thành hạ, giải quyết hữu hiệu lao động nông nhàn ở nông thôn nên đề nghị ngành chức năng cần đầu tư nhân rộng mô hình, nhất là ở các làng nghề tráng bánh thủ công truyền thống.
Tác giả bài viết: Xuân Thức
Ý kiến bạn đọc