Tuy Phước: Phát triển kinh tế nâng cao thu nhập người dân

Thứ ba - 19/05/2015 00:00 142 0
5 năm qua, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ triển khai nhiều giải pháp năng động, linh hoạt mang lại hiệu quả, kinh tế Tuy Phước tiếp tục tăng trưởng, thu nhập người dân được nâng cao.

Trong xây dựng NTM, các xã đã khai thác tốt các nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng trên các lĩnh vực. Riêng xã Phước An đã đạt 19/19 và 3 xã dự kiến sẽ đạt đích NTM năm 2015 là Phước Hưng, Phước Nghĩa và Phước Thành, 5 năm qua, đã kiên cố hóa trên 31 km kênh mương nội đồng, bê tông hoá trên 47 km đường giao thôn nông thôn vàxây dựng các cầu giao thông chính trên các tuyến đường liên xã, liên thôn, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển và đi lại của nhân dân. Có thể nói, kết quả từ quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Ông Huỳnh Văn Giảng, một người dân xã Phước An, cho biết: “Sau khi xã nhà đạt được 19 TC xây dựng NTM, tôi thấy người dân chúng tôi được tạo điều kiện phát triển kinh tế rất tốt, chúng tôi rất phấn khởi”.

Ngoài ra, việcchuyển 7.260 sản xuất (SX) lúa 3 vụ sang 2 vụ ổn định đã nâng cao hiệu quả SX; triển khai và nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn đến 2015 trên 1.800 ha là tăng năng suất và hiệu quả SX; việc tăng cường chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào SX và tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu làm đất và thu hoạch cây lúa đạt gần 100%,... đã nâng năng suất lúa bình quân lên 67,8 tạ/ha. Ngoài ra, các giải pháp SX an toàn, hiệu quả trên lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản cũng đã tạo ra giá trị tăng thêm ở hai lĩnh vực này và thúc đẩy giá trị gia tăng trong SX nông- lâm- thuỷ sản hàng năm.

5 năm qua, việc thu hút các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn cũng đạt được kết quả khả quan. Các doanh nghiệp đã đầu tư trên 170 tỷ đồng để mở rộng, đổi mới công nghệ SX, chế biến, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm tiêu thụ và xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ yếu có lợi thế cạnh tranh. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với năm 2010 như gạch tăng 302%, đá các loại tăng 213,6%, ximăng 207,3%...Đặc biệt, việc mở rộng Cụm Công nghiệp Phước An  giai đoạn 2 đã thu hút trên 16 doanh nghiệp trực tiếp đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh tại cụm, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng từ 28-30% trong tổng giá trị SX công nghiệp của huyện, giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động. Giá trị SX công nghiệp - xây dựng đến năm 2015 đạt hơn 1.566 tỷ đồng, tăng 99,15% so với năm 2010.

Công nhân may thuộc Công ty Hoàng Vinh đang làm việc tại xưởng may thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Hưng

Huyện đã thực hiện đầu tư mới, mở rộng, phát triển các khu đô thị, các chợ trọng điểm của huyện và các chợ nông thôn trong hệ thống chợ đã được quy hoạch với tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng  cho ngành dịch vụ, thương mại. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 05 năm (2011-2015) trên 79 triệu USD, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 22 triệu USD. Các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện như bưu chính viễn thông, internet, vận tải, dịch vụ công cộng, xăng dầu,… tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng, thiết thực phục vụ các ngành kinh tế, xã hội địa phương. Giá trị dịch vụ không ngừng tăng trưởng, đến năm 2015 ước đạt hơn 966 tỷ đồng, tăng 86,81% so với năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 91,72% so với năm 2010. Kết quả phát triển thương mại, dịch vụ đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh đô thị hóa nông thôn.

Đánh giá về những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế 5 năm qua, ông Trần Hữu Lộc, Quyền Chủ tịch UBND huyện cho biết, sau 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội bằng những giải pháp thích hợp, năng động và hiệu quả, giá trị SX trên địa bàn huyện tăng bình quân hàng năm 11,9%, trong đó lĩnh vực  nông, lâm, thủy sản tăng 5,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 14,8%, dịch vụ tăng 13,3%. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đến năm 2015 đạt 32,1 triệu đồng một người một năm, tăng 14,2 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,72%. Nhìn chung, nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng và phát triển, đời sống nhân dân ổn định và ngày càng được cải thiện./.

Tác giả bài viết: Ngô Hồng Sơn

  Ý kiến bạn đọc

320/BC-UBND

Về việc kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:27

132/KH-UBND

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 27/5/2024 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 15 | lượt tải:8

133/KH-UBND

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 108-KH/HU ngày 18/3/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phước về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:6

134/KH-UBND

Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 - 2025

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:10

318/BC-UBND

Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:17
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay12,881
  • Tháng hiện tại177,497
  • Tổng lượt truy cập7,304,786
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây