Tuy Phước: Hiệu quả từ mô hình máy cuộn rơm

Thứ hai - 29/05/2017 00:00 413 0
Thực hiện chủ trương Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH-HĐH) trong sản xuất nông nghiệp, vài năm trở lại đây công tác chuyển giao các tiến bộ Khoa hoạc kỹ thuật (KHKT), cơ giới hóa các khâu sản xuất trên địa bàn huyện Tuy Phước đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Mô hình máy cuộn rơm thu gom phế phẩm rơm sau thu hoạch lúa, đang mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất.

Với diện tích sản xuất lúa hàng năm của huyện Tuy Phước khoảng 15.000 ha mỗi năm. Tuy nhiên, sau mỗi vụ thu hoạch lúa hầu hết các địa phương vẫn chưa có biện pháp sử dụng rơm rạ có hiệu quả, tỷ lệ thu gom rơm rạ sau thu hoạch chỉ chiếm khoảng 50% do việc sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch lúa nên rơm bị nát, khó khăn cho việc thu gom bằng phương pháp thủ công, chi phí thu gom cao; một phần rơm rạ sau khi phơi xong sử dụng không hết bị bỏ xuống kênh mương, gây ách tắc dòng chảy, cản trở tưới tiêu; còn lại, phần lớn nông dân sẽ đốt ngay ngoài ruộng, gây khói bụi, ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, chăn nuôi gia súc, trồng nấm ăn ngày càng phát triển, nhu cầu nguồn nguyên liệu rất lớn, đặc biệt trong mùa đông nguồn thức ăn xanh bị thiếu hụt. Mặt khác khi thu hoạch xong, bà con không thu gom được ngay để xử lý sẽ dẫn đến thối mốc không sử dụng được… dẫn đến giá rơm tăng cao.

Để tận dụng rơm rạ dư thừa, giảm ô nhiễm môi trường nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã đề xuất xây dựng mô hình hỗ trợ máy móc, thiết bị trong thu gom rơm rạ để làm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trồng nấm ăn tại HTXNN Phước Hưng và HTXNN 1 Phước Sơn. Trao đổi với chúng tôi về hiệu quả của máy cuộn rơm sau khi đưa vào hoạt động tại địa phương, ông Hồ Thiện - Phó Giám đốc HTXNN 1 Phước Sơn cho biết: Hệ thống máy cuộn rơm bao gồm một đầu kéo và một máy công tác với tổng kinh phí đầu tư ban đầu là 310 triệu đồng, trong đó vốn hổ trợ của Trung tâm khuyến nông tỉnh là 75 triệu đồng (50% giá trị của máy cuốn rơm), còn lại do HTX đầu tư. Qua khảo sát thực tiễn tại địa phương, chỉ tính riêng nhu cầu rơm phục vụ hàng năm tại địa bàn là 41.700 cuộn rơm/năm, tương đương 209ha, bình quân 1ha cho 2,6 tấn rơm khô sau thu hoạch. Trên cơ sở đó HTX đã quy hoạch vùng thu mua rơm và ký kết với hộ nông dân để làm dịch vụ, hoặc thu mua rơm của hộ nông dân, chỉ tính riêng vụ Thu 2015 vụ đầu tiên đưa máy cuộn rơm đi vào hoạt động, HTX sau khi trừ chi phí đã thu lãi trên 38,8 triệu đồng. Phát huy hiệu quả đó, năm 2016 HTX tiếp tục liên kết và thuê thêm 1 máy cuốn rơm của HTXNN Hoài Mỹ, Hoài Nhơn để tổ chức hoạt động dịch vụ, cộng với mua thêm 1 máy cuộn rơm mới từ nguồn vốn của HTX. Nhờ rút kinh nghiệm từ các vụ trước, cộng với khai thác tốt nguồn đầu ra của rơm cuộn cung cấp cho trại chăn nuôi bò sữa Nhơn Tân (thị xã An Nhơn), Trại chăn nuôi bò của Hoàng Anh Gia Lai, các trại sản xuất nấm rơm...; chỉ trong vụ Đông Xuân 2015 – 2016 HTXNN Phước Sơn 1 đã thu lãi trên 70,2 triệu đồng từ dịch vụ máy cuốn rơm, vụ Thu 2016 HTX thu lãi trên 127,3 triệu đồng từ dịch vụ này.   

Qua quá trình thực hiện cho thấy việc đưa máy cuộn rơm vào sử dụng là một giải pháp tối ưu giúp giải quyết được bài toán xử lý nguồn rơm rạ sau thu hoạch góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng rơm rạ, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất lúa, cũng như góp phần đáng kể vào việc hạ giá thành sản phẩm chế biến và bảo vệ môi trường. Không dừng lại ở việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động. Mô hình máy cuộn rơm đã được nhân rộng từ 2 máy ban đầu đến nay toàn huyện đã có 21 máy cuộn rơm đi vào hoạt động, riêng địa bàn xã Phước Sơn đang có 13 máy do HTXNN và hộ tư nhân đầu tư đưa vào hoạt động. Theo ông Cao văn Trung – Trạm Trưởng Trạm Khuyến nông huyện cho biết: Với diện tích sản xuất lúa của huyện trên dưới 15.000ha/năm, hiện toàn huyện có 21 máy cuốn rơm hoạt động thì vẫn chưa thu gom hết lượng rơm rạ sau thu hoạch trên đồng ruộng.

Hiệu quả của mô hình máy cuộn rơm trong sản xuất nông nghiệp, đang khẳng định tính hiệu quả trên đồng ruộng. Nhận xét đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Thị Tố Trân, Giám đốc TTKN tỉnh, cho biết: Sau việc đưa máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa, việc đưa vào sử dụng máy cuốn rơm sau thu hoạch lúa có thể được xem là cuộc cách mạng trong cơ giới hóa sản xuất lúa, nhằm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất. Việc sử dụng máy cuốn rơm tạo thuận lợi cho nông dân trong thu gom, vận chuyển và bảo quản rơm sau thu hoạch, để dự trữ làm thức ăn chăn nuôi trâu bò, làm nguyên liệu sản xuất nấm rơm... Chính vì vậy mô hình này có khả năng nhân rộng rất cao, nhất là những huyện có diện tích sản xuất lúa nhiều và tập trung như Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Nhơn và thị xã An Nhơn.

Tác giả bài viết: Văn Thân

  Ý kiến bạn đọc

320/BC-UBND

Về việc kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:27

132/KH-UBND

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 27/5/2024 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 15 | lượt tải:8

133/KH-UBND

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 108-KH/HU ngày 18/3/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phước về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:6

134/KH-UBND

Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 - 2025

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:10

318/BC-UBND

Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 26 | lượt tải:16
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay8,783
  • Tháng hiện tại173,399
  • Tổng lượt truy cập7,300,688
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây