Mô hình khôi phục chăn nuôi gà, heo an toàn sinh học hộ gia đình sau lũ lụt tại huyện Tuy Phước đạt nhiều khả quan.

Thứ tư - 02/08/2017 00:00 231 0
Huyện Tuy Phước có tổng đàn gia cầm trên 1,5 triệu con, trong đó đàn gà khoảng 1 triệu con, đàn heo trên 50 nghìn con với nhiều phương thức nuôi: Nuôi lấy thịt, nuôi lấy trứng thương phẩm và nuôi gia công trứng giống cho các cơ sở ấp trứng trên địa bàn, nuôi heo thịt, nuôi heo nái sinh sản. Cuối năm 2016 và đầu năm 2017 do hứng chịu 5 đợt lũ lớn liên tiếp, ngành chăn nuôi của huyện bị thiệt hại nặng nề, Tổng đàn lợn thiệt hại 13.308 con, đàn gia cầm 455.235 con.

         Nhằm khôi phục ngành chăn nuôi đồng thời thực hiện chủ trương của ngành về áp dụng các biện pháp an toàn sinh học đồng bộ trong chăn nuôi nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái từ đó làm giảm thiệt hại gây ra do dịch bệnh trên vật nuôi, đồng thời tăng tính an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả cho người chăn nuôi.    

          Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phước triển khai mô hình “Khôi phục chăn nuôi gà, heo an toàn sinh học hộ gia đình sau lũ lụt” tại xã Phước Sơn và xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước), nhằm khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả. Đây cũng là hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT mới mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường và tăng tính bền vững trong quá trình phát triển chăn nuôi.

          Đối với đàn gà, mô hình được triển khai tại xã Phước Sơn với quy mô 4.000 con gà/10 hộ tham gia, bằng giống gà ta đã được chọn lọc, lai tạo của Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư, có năng suất, chất lượng thịt và khả năng kháng bệnh cao, được thị trường ưa chuộng. Khối lượng gà nuôi lấy thịt lúc 90 ngày tuổi đạt từ 1,6 - 2,0 kg. Kết quả, sau 4 tháng triển khai, tỉ lệ nuôi sống đạt khá cao (97,85%), tiêu tốn thức ăn giảm (2,58 kg), gà ít bệnh; cho lãi 2,15 triệu đồng/400 con/hộ. Bà Lê Thị Hạnh tham gia mô hình nói: “gia đình tôi được hỗ trợ 400 con gà, chúng tôi áp dụng đúng theo kỹ thuật của cán bộ khuyến nông nên gà mau lớn, không dịch bệnh, đã đến lúc xuất chuồng còn đủ 400 con, không phi hao.”

          Đối với đàn heo, mô hình được triển khai tại xã Phước Hòa với quy mô 35 con heo/7 hộ tham gia, giống heođược lai tạo từ Trại heo giống cấp 1 Long Mỹ, có năng suất, chất lượng thịt và tỷ lệ nạccao, được thị trường ưa chuộng nên có giá bán khá cao. Trọng lượng heo nuôi lấy thịt lúc 3 tháng nuôi đạt từ 90 – 110 kg.Anh Trần Minh Quang một hộ tham gia mô hình nói: “gia đình tôi được hỗ trợ 2 con heo giống mỗi con khoảng 20 kg, qua 3 tháng nuôi, áp dụng đúng nguyên tắc của cán bộ kỹ thuật, hiện tại mỗi con có trong lượng hơn 1 tạ, thời gian đến tôi sẽ nhân rộng mô hình theo hướng trang trại, bà con xung quanh có nhu cầu chăn nuôi tôi sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.”

Heo nuôi theo mô hình

          Qua mô hình, người chăn nuôi đã cơ bản nhận thức được vấn đề ứng dụng đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gà, heo để giảm rủi ro do dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường. Hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn chăn nuôi truyền thống, kỹ thuật đơn giản nên có khả năng mở rộng trong chăn nuôi nông hộ. Ông Võ Trùng Dương-Phó Trưởng trạm Khuyến nông huyện cho biết thêm: Qua mô hình đã tác động đến người chăn nuôi về ý thức giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi để đảm bảo an toàn cho vật nuôi, người nuôi và cộng đồng. Đồng thời tăng tính an toàn của thực phẩm thông qua việc tăng cường công tác quản lý đàn heo về thú y, về chăm sóc nuôi dưỡng… hạn chế tối đa các tác nhân sinh học, hóa học và con người ảnh hưởng đến đàn heo, giảm việc sử dụng các chất có tính gây hại cho người sử dụng do tồn dư trong thịt. Hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn chăn nuôi truyền thống, kỹ thuật đơn giản nên có khả năng mở rộng trong chăn nuôi nông hộ”./.

Tác giả bài viết: Tấn Hùng - Đài Truyền thanh huyện

  Ý kiến bạn đọc

320/BC-UBND

Về việc kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:27

132/KH-UBND

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 27/5/2024 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 15 | lượt tải:8

133/KH-UBND

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 108-KH/HU ngày 18/3/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phước về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:6

134/KH-UBND

Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 - 2025

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:10

318/BC-UBND

Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 26 | lượt tải:16
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập85
  • Hôm nay8,694
  • Tháng hiện tại173,310
  • Tổng lượt truy cập7,300,599
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây