Theo đó, phần mềm Quản lý thiên tai tỉnh Bình Định được UBND tỉnh cho triển khai xây dựng vào tháng 10/2022, trên cơ sở dữ liệu được khảo sát, thu thập thông tin từ hơn 404.787 hộ gia đình, với 1.483.649 nhân khẩu và xây dựng theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) phù hợp với đặc điểm, nguồn lực và hoàn cảnh thực tế của từng địa phương.
Buổi diễn tập vận hành phần mềm theo 01 kịch bản ứng phó với bão, Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4. Tình huống giả định, gió mạnh cấp 12 - 13, đổ bộ vào phía Nam tỉnh Bình Định (tâm bão đi qua thành phố Quy Nhơn). Phần mềm sẽ trích suất các cơ sở dữ liệu tương ứng như: Vùng ảnh hưởng bão và hoàn lưu sau bão; địa điểm sơ tán tập trung, số lượng người dân phải di dời; lực lượng hỗ trợ sơ tán; lương thực, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư cần thiết … Từ đó, đối chiếu với số liệu thực tế đã chuẩn bị để bổ sung, hoàn thiện phương án ứng phó thiên tai cấp xã, huyện. Kết quả thông tin cập nhật trên phần mềm là cơ sở dữ liệu quan trọng để chỉ đạo điều hành, điều phối các nguồn lực linh hoạt, hợp lý nhằm ứng phó thiên tai đạt hiệu quả.
Trong thời gian đến, với việc sử dụng thành thạo phần mềm Quản lý thiên tai tỉnh Bình Định, công tác dự báo, điều hành, chỉ đạo trong phòng, chống thiên tai của địa phương sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong mua bão, lũ năm 2024./.