Theo báo cáo của Phòng TN&MT huyện, qua triển khai mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, đã kết hợp mô hình phân loại rác tại nguồn bằng thùng ủ phân hữu cơ ở cụm dân cư kết hợp mô hình “Biến rác thải nhựa thành tiền”, “Biến rác thải nhựa thành Bảo hiểm y tế tặng hội viên phụ nữ khó khăn”. Đến nay, đã có 14 mô hình với 1.065 thành viên; 03 mô hình phân loại rác thải nhựa với 90 thành viên; 02 con đường hoa với 219 thành viên; 01 mô hình Zalo kết nối toàn dân. Duy trì 8 mô hình “Chi hội 5 không 3 sạch” với 2.594 hộ gia đình tham gia; 69 mô hình thu gom và tổ tự quản vệ sinh môi trường, 11 câu lạc bộ và 24 mô hình ở 13/13 xã thị trấn, có 5.769 thành viên tham gia, 27 con đường hoa với 1.486 thành viên, 6 Tổ phụ nữ “Bảo vệ môi trường” với 886 thành viên, 06 mô hình “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông” tại Phước Thắng, Diêu Trì, Phước Sơn và Phước Nghĩa với 115 thành viên; 24 mô hình “Phân loại rác thải tại hộ gia đình” với 2.417 thành viên; 01 mô hình “Thắp sáng đường quê” với 256 người tham gia, 15 mô hình “Xóm bình yên gia đình hòa thuận” 1.012 thành viên, 01 mô hình “Tiếng mỏ an ninh”, 63 thành viên; 01 mô hình Zalo kết nối toàn dân; đồng thời sau khi phân loại các chất thải tái sử dụng, các chất thải hữu cơ còn lại hộ dân đã cho vào thùng ủ để ủ làm phân vi sinh dùng cho trong nông nghiệp; hạn chế chất thải đưa vào bãi rác Long Mỹ.
Các ngành tham gia ý kiến tại Hội nghị
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện chỉ đạo: Tập trung đẩy mạnh công tác xã hội hoá về nhiệm vụ phân loại rác thải tại nguồn, lựa chọn giải pháp phân loại rác thải tại nguồn phù hợp với điều kiện tại cấp cơ sở như đào, xây dựng hố ủ phân hữu cơ, xử lý rác thải tại hộ gia đình, khu dân cư hoặc hỗ trợ mua thiết bị ủ phân sau khi phân loại. Hệ thống chính trị của xã, thị trấn lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động phối hợp, tăng cường công tác truyền thông theo KH của huyện; tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục và hướng dẫn cộng đồng dân cư thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; đầu tư các thùng ủ chất thải rắn hữu cơ của các đơn vị có chức năng cung ứng và bố trí tại các điểm dân cư, cụm dân cư để cộng đồng dân cư triển khai thực hiện; thành lập Tổ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm công cộng, nhà dân để thu gom về thùng ủ chất thải hữu cơ hoặc hố ủ chất thải hữu cơ; thành lập các đội, nhóm tự nguyện thu gom chất thải hữu cơ trong sinh hoạt tại hộ gia đình, cá nhân để xử lý, ủ phân hữu cơ phục vụ chăn nuôi, trồng trọt. Huy động các tổ chức, HTX NN tham gia hoạt động phân loại, xử lý chất thải hữu cơ từ sinh hoạt đời sống của cộng đồng, dân cư để xử lý, ủ phân hữu cơ.
Đối với khu vực đô thị, khu dân cư tập trung nhà liên kế - nhà ống, khuyến khích áp dụng phương pháp bằng thùng ủ phân hữu cơ hoặc chuyển giao cho tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu xử lý để làm thức ăn chăn nuôi, ủ phân phục vụ nông nghiệp. Đối với hộ dân có nhà đất vườn rộng, khuyến khích áp dụng phương pháp xây dựng, đào hố ủ làm phân hữu cơ phục vụ chăn nuôi, nông nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn cộng đồng dân cư thực hiện mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn;…./.