Phát triển mạnh nghề cào “don dắc”

Chủ nhật - 12/12/2010 00:00 170 0
Phước Hoà là một trong 4 xã nằm ven đầm Thị Nại của huyện Tuy Phước, đời sống bà con nông dân nơi đây ngoài thu nhập chính từ cây lúa, còn có nghề chăn nuôi vịt đẻ và các nghề khác lưới gõ, lưới lồng, nuôi tôm, trồng hoa kiểng... Nhưng nghề nào cũng có rủi ro, chỉ duy nhất nghề cào don dắc là không rủi ro nhưng có thu nhập khá ổn định.

 

Don dắc (DD) theo tiếng gọi của nhân dân địa phương đó là loài ốc nhỏ lớn hơn hạt gạo chỉ phát triển khi nguồn nước mặn - ngọt trung hoà, còn khi nguồn nước mặn trên đầm tăng cao không có nguồn nước ngọt bổ sung thì DD sẽ biến mất. Trong những năm qua nghề nuôi vịt đẻ của xã Phước Hòa phát triển mạnh tổng đàn hiện lên trên 45.000 con, nhu cầu thức ăn cho vịt khá lớn trong khi đó giá cám thực phẩm liên tục tăng cao nên người chăn nuôi đã tìm đến con DD làm thức ăn chính cho vịt. Ông Nguyễn Thanh Toàn, Trưởng thôn Tân Giản, nơi có đông phương tiện ghe máy hành nghề cào DD, cho biết: “Lúc giá cám thực phẩm còn thấp nên ai nuôi vịt cũng không mấy mặn mà với con DD. Từ năm 2007 đến nay giá cám tăng vọt nếu cứ cho ăn rặc cám thực phẩm tính ra không lãi có khi lỗ vốn, người chăn nuôi vịt mới đổ xô mua DD cho vịt ăn để giảm chi phí. Nhờ vậy, mà lao động trong thôn có việc làm thường xuyên thu nhập khá. Số trai tráng đang làm công nhân gỗ tại các khu công nghiệp cũng bỏ về sắm phương tiện ghe máy hành nghề”.

Cứ theo con nước, lúc triều xuống ghe máy tấp nập xuôi theo sông Gò Bồi ra đầm Thị Nại hành nghề. Cứ một ghe máy có 2 người đi cùng , một người làm nhiệm vụ chống hoặc lái, còn người kia dùng sào tre vừa tay nắm dài 3 mét phía dưới có gắn miệng cào làm bằng sắt, bên trong bao lưới nhặt. Tuỳ theo độ nông sâu người cầm sào tre đứng phía đuôi ghe cho miệng cào xuống nước để cào, người còn lại điều khiển ghe, sõng chạy chầm chậm về phía trước, khi thấy nằng nặng là dừng kéo lên. Cào khoảng 2 giờ là nước rút cạn, chờ con triều mới lên làm 1 giờ nữa lúc này sõng, ghe đầy ắp DD lái thuyền về bến đậu. Trước đây, DD bán bằng thúng, còn bây giờ qui ra bao, mỗi bao nặng khoảng 50kg giá 25 nghìn đồng. Nếu chở đi bán địa bàn ngoài huyện giá tới 40 nghìn đồng/bao.

Đến xóm Tân Cường thôn Tân Giản, nơi có rất đông hộ hành nghề cào don dắc, nếu đến buổi sáng sớm và đầu giờ chiều không khí nơi đây hết sức sôi động, lúc này ghe máy các nơi tập trung về đông đúc, chiếc nào cũng đầy ắp DD và ai cũng khẩn trương xúc don dắc trên ghe chuyển vào bờ đổ trong bao chờ khách hàng đến lấy, hoặc chủ ghe chở đi bỏ ở các chòi nuôi vịt mà bạn hàng đã đăng kí mua hàng ngày. Anh Nguyễn Hữu Hân (34 Tuổi), năm 2001 anh đã bàn với vợ vay mượn được 5 triệu đồng mua 1 chiếc ghe máy đi cào hai năm sau thì trả hết nợ, từ đó đến nay ghe anh liên tục hoạt động, anh tâm sự: “Làm nghề này tuy vất vả nhưng thu nhập ổn định. Ngày nào cũng vậy bất kể nắng, mưa, sáng, trưa hay tối hai vợ chồng tui cứ theo con nước triều rút là nổ máy lái ghe ra đầm cào non 1 buổi là về, sau đó dào bao chở bỏ bạn hàng nuôi vịt và bán cho các xe tải các nơi đến mua”.

Nông dân hành nghề cào DD ở Phước Hoà sống tập trung 2 thôn Tân Giản và Kim Đông; có nhiều người hành nghề nhất, phương tiện đông nhất phải kể đến xóm Tân Cường thôn Tân Giản, nếu như năm 2001 cả xóm có 24 ghe máy và 25 chiếc sõng làm nghề này, thì đến nay tăng lên 42 ghe máy, và cả xã hiện có khoảng 50 ghe máy chuyên cào DD, chưa kể cào thủ công bằng sõng với số lao động tham gia lên đến hàng trăm người. Thu nhập mỗi ghe máy trong ngày sau khi trừ chi phí khoảng từ 300 – 400 nghìn đồng và cào thủ công bằng sõng khoảng 150 nghìn đồng cho mỗi lần đi cào. Nhu cầu DD cho vịt ăn đã mở rộng địa bàn lên tới huyện Tây Sơn – An Nhơn, sang huyện Phù Cát nên DD cào lên không đáp ứng đủ nhu cầu vì người chăn nuôi vịt khắp nơi đổ xô về đây mua khá nhiều. Anh Nguyễn Văn Bảy (còn gọi Bảy Mập) ở thôn Lương Quang, xã Phước Quang (Tuy Phước) sắm hẳn một chiếc xe tải nhỏ, hàng ngày mua gom DD rồi chở vòng ra tỉnh lộ 640, 635 lên Phù Cát - Tây Sơn để bán kiếm lời, anh Bảy, cho biết: “ Cứ 6 giờ sáng hàng ngày là tui cùng đứa con trai đánh xe xuống xóm Tân Cường mua DD, sau đó chở bỏ cho các chủ chăn nuôi vịt ở xã Cát Tường (Phù Cát), xã Tây Bình – Tây Vinh (Tây Sơn), mỗi lần tui mua chở đi bỏ chừng 2 tấn. Trừ chi phí mỗi ngày tui kiếm vài trăm nghìn đồng”. Cũng có một số hộ chăn nuôi trực tiếp đến tận nơi để mua, trong đó có ông Nguyễn Bằng, ở xã Bình Nghi, cứ đến 14 giờ chiều là ông lái xe máy có mặt mua DD về cho vịt ăn, ông bộc bạch: “Tôi nuôi vịt đẻ tới 3.000 con, nghe các bạn cùng chăn nuôi khoe cho ăn DD vịt đẻ trứng đẹp nên tôi quyết định xuống đây mua DD về cho vịt ăn đã gần 3 năm nay, vịt ăn DD nó đẻ đều lắm, vỏ trứng dày, lòng đỏ khỏi chê nên bán được giá”. Anh Nguyễn Văn Hồng, chuyên nuôi vịt đẻ ở thôn Phú Giáo, xã Cát Thắng (Phù Cát), khoe: “Cứ 400 con vịt đẻ tôi cho cho ăn 2 bao DD, 48 kg cám thực phẩm. Còn không có DD phải cho ăn tăng cám thực phẩm lên 64 kg, nhưng trứng không đẹp vỏ mỏng, trứng lại giảm đi lòng đỏ người mua thường chê”. 

Theo ông Trần Đại Lang, phụ trách Văn phòng UBND xã Phước Hòa, thì địa phương có 4 thôn làng bà con nông dân luôn có việc làm ổn định và thu nhập cao, mà các thôn khác trong xã không sánh kịp, gồm: làng hoa thôn Bình Lâm, làng nghề cào DD ở thôn Tân Giản, làng nghề chăn nuôi vịt ở thôn Kim Đông, làng nghề bánh tráng thôn Kim Tây, có thu nhập từ 2 đến 5 tỉ đồng /năm, nên đời sống bà con nông dân các thôn trên hiện nay khá lên rất nhiều, hộ nghèo giảm mạnh. 

Tác giả bài viết: Ngô Hồng Sơn – Xuân Thức

  Ý kiến bạn đọc

320/BC-UBND

Về việc kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 27 | lượt tải:26

132/KH-UBND

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 27/5/2024 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 15 | lượt tải:7

133/KH-UBND

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 108-KH/HU ngày 18/3/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phước về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 11 | lượt tải:5

134/KH-UBND

Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 - 2025

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:9

318/BC-UBND

Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 24 | lượt tải:14
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay7,847
  • Tháng hiện tại172,463
  • Tổng lượt truy cập7,299,752
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây