Một số điểm mới quan trọng của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015

Thứ năm - 28/01/2016 00:00 1.378 0
Luật Tổ chức chính quyền địa phương được xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn diện Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 cho phù hợp với tinh thần Hiến pháp năm 2013. Ngày 19/6/2015 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật này tại kỳ họp thứ 9. Luật quy định rõ hơn về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tạo cơ sở pháp lý để củng cố, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.

Luật tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2016 và có 08 chương, 143 điều so với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 thì tăng 02 chương, 03 điều.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương có một số điểm mới quan trọng như sau:

Về đơn vị hành chính (Điều 2): So với Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã bổ sung thêm đơn vị hành chính: thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Đây là quy định nhằm cụ thể hóa Điều 110 Hiến pháp năm 2013. 

Về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính (Điều 04):

Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định cấp chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.

 Ngoài ra, một trong những điểm mới nổi bật của Luật Tổ chức chính quyền địa phương so với Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 đó là có sự phân biệt giữa chính quyền địa phương ở nông thôn và ở đô thị, phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, kết cấu hạ tầng và yêu cầu quản lý ở mỗi địa bàn.

Về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương:

a) Đối với Hội đồng nhân dân:

- Về cơ cấu tổ chức, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được thành lập thêm Ban đô thị (Khoản 3 Điều 39) vì đây là những đô thị tập trung, có quy mô lớn, mức độ đô thị hóa cao và có nhiều điểm đặc thù khác với các địa bàn đô thị thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ 95 đại biểu lên 105 đại biểu để phù hợp với quy mô dân số, đặc điểm, tính chất của các đô thị lớn này (Điều 39). Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (số lượng là 2) hoạt động chuyên trách và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã (số lượng là 1) hoạt động chuyên trách;

Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng Ban cấp tỉnh, cấp huyện hoạt động chuyên trách; Trưởng, Phó Ban của HĐND cấp xã hoạt động kiêm nhiệm.  

b) Đối với Ủy ban nhân dân:

- Về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân nếu như trước đây, theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, không phải người đứng đầu của các cơ quan chuyên môn của UBND nào cũng là ủy viên của UBND thì đến Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã mở rộng cơ cấu tổ chức UBND theo đó tất cả người đứng đầu của các cơ quan chuyên môn của UBND đều là ủy viên của UBND. Đây là quy định nhằm phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên UBND, tăng cường hiệu lực giám sát của HĐND đối với UBND cùng cấp thông qua cơ chế lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.

- Về số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp được quy định theo phân loại đơn vị hành chính, theo đó đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) có không quá 05 Phó Chủ tịch, loại I có không quá 04 Phó Chủ tịch, loại II và loại III có không quá 03 Phó Chủ tịch. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện loại I có không quá 03 Phó Chủ tịch, loại II và loại III có không quá 02 Phó Chủ tịch. Đối với đơn vị hành chính cấp xã loại I có không quá 02 Phó Chủ tịch, loại II và loại III có 01 Phó Chủ tịch.

Ngoài ra, Luật còn bổ sung Điều 124 quy định về việc điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cho phù hợp với quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ.

 Luật tổ chức chính quyền địa phương sẽ tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm việc tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát huy quyền dân chủ trực tiếp và gián tiếp của nhân dân ở địa phương, góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước.

Tác giả bài viết: Thanh Thủy

  Ý kiến bạn đọc

320/BC-UBND

Về việc kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 33 | lượt tải:35

132/KH-UBND

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 27/5/2024 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện Tuy Phước

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 17 | lượt tải:13

133/KH-UBND

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 108-KH/HU ngày 18/3/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Tuy Phước về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 13 | lượt tải:7

134/KH-UBND

Thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 - 2025

Thời gian đăng: 13/07/2024

lượt xem: 15 | lượt tải:15

4768/QĐ-UBND

Về việc ban hành Nội quy làm việc của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện

Thời gian đăng: 16/07/2024

lượt xem: 10 | lượt tải:6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập159
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm158
  • Hôm nay11,599
  • Tháng hiện tại192,647
  • Tổng lượt truy cập7,319,936
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây